Bí ẩn cái chết của loài khỉ khổng lồ gần 300 nghìn năm trước

Gigantopithecus blacki (G. blacki ), loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất, cao hơn 3 mét, đã tuyệt chủng khoảng 295.000-215.000 năm trước một cách bí ẩn.
Bi an cai chet cua loai khi khong lo gan 300 nghin nam truoc
Các nhà khoa học đã tìm hiểu về nguyên nhân của sự tuyệt chủng này và kết luận rằng loài khỉ này đã phải vật lộn để thích nghi với môi trường thay đổi nhanh chóng.
Bi an cai chet cua loai khi khong lo gan 300 nghin nam truoc-Hinh-2
Vào năm 1935, G. blacki được phát hiện thông qua việc tìm thấy "răng rồng".
Bi an cai chet cua loai khi khong lo gan 300 nghin nam truoc-Hinh-3
Dù chỉ có 2.000 chiếc răng hóa thạch và 4 xương hàm là bằng chứng nhưng chúng giúp tạo nên hình dung về loài khỉ khổng lồ này.
Bi an cai chet cua loai khi khong lo gan 300 nghin nam truoc-Hinh-4
Nghiên cứu mới đã khám phá 22 hang động ở Trung Quốc, nơi được cho là môi trường sống của Gigantopithecus blacki.
Bi an cai chet cua loai khi khong lo gan 300 nghin nam truoc-Hinh-5
Kết quả cho thấy, khoảng 600.000 năm trước, môi trường thay đổi khiến loài này khó thích nghi.
Bi an cai chet cua loai khi khong lo gan 300 nghin nam truoc-Hinh-6
Loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất này dựa vào nguồn thức ăn dự phòng ít dinh dưỡng hơn, trong khi đối thủ cạnh tranh, đười ươi, linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm thức ăn.
Bi an cai chet cua loai khi khong lo gan 300 nghin nam truoc-Hinh-7
Cuối cùng, kích thước lớn của G. blacki khiến nó không linh hoạt như đười ươi trong việc tìm kiếm thức ăn, dẫn đến sự tuyệt chủng của loài này.

Mời quý độc giả xem thêm video: Sững sờ loài động vật có khả năng giao phối đến 8 giờ.

Thiên Trang (TH)