Ở giai đoạn 2 của vụ án điều tra Vạn Thịnh Phát, các tội Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền qua biên giới, lừa đảo chiếm đoạt tài sản được điều tra làm rõ. Trong số các tài sản kê biên, có 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam (tương đương 492 tỷ đồng). Trong kết luận điều tra ghi 18% cổ phần còn lại tại Bảo hiểm FWD do Hồ Quốc Minh và Nguyễn Tiến Thành nắm giữ. Hồ Quốc Minh đã xuất cảnh, còn Nguyễn Tiến Thành đã chết.
Tiền thân của Bảo hiểm FWD là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank – Cardif (VCLI) từng thuộc sở hữu của Vietcombank. Tới năm 2020 Tập đoàn đã thay đổi chủ sở hữu. Tập đoàn FWD là Tập đoàn bảo hiểm trực thuộc Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group.
Vào tháng 3/2022, FWD đã được Bộ tài chính chấp thuận về nguyên tắc về việc chuyển đổi chủ sở hữu sang 1 nhóm 11 nhà đầu tư, được đại diện bởi Chứng khoán Tân Việt. Vì vậy, Công ty Bảo hiểm FWD Việt Nam (FWD Assurance Vietnam) có trụ sở ở Hà Nội do bà Trương Mỹ Lan góp vốn không liên quan tới Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam, trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh.
Như vậy, có 2 pháp nhân cùng mang tên FWD tại Việt Nam - đều là những "đứa con" cùng thuộc Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group. Để tránh sự hiểu nhầm giữa hai công ty có tên gần giống nhau, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD đã ra văn bản đính chính vấn đề này.
Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam khẳng định hoàn toàn độc lập, khác với công ty có tên gần giống - do bà Trương Mỹ Lan và nhóm Vạn Thịnh Phát góp vốn.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam (trụ sở TP.HCM, có khối tài sản gần 18.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 11.600 tỷ đồng) khác với công ty liên quan đến bà Trương Mỹ Lan
"Chúng tôi hoàn toàn độc lập với công ty trên. Do có tên tương đối giống nhau, nên trong những năm gần đây, không ít người cũng bị nhầm lẫn giữa hai doanh nghiệp. Xét về quy mô, FWD Vietnam có vốn điều lệ hơn 19.100 tỷ đồng, trong khi con số ở công ty liên quan đến bà Trương Mỹ Lan là 600 tỷ đồng” - Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam (FWD Vietnam, trụ sở tại TP.HCM) khẳng định.