Bác sĩ mách cách bổ sung dưỡng chất giảm tê tay chân

Tê nhức tay chân là bệnh lý bất cứ ai đều mắc. Nếu tê bì chân tay thường xuyên, người bệnh cần hết sức chú ý để đi khám xác định đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khó lường về sau.

Các chuyên gia xương khớp cho biết, tê bì chân tay thường khởi phát nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, chân, cảm giác như bị tiêm chích. Các triệu chứng này có thể nặng thêm và kéo dài, đồng thời đau tê bì sẽ lan rộng dọc cánh tay, bàn chân gây ảnh hưởng đến cử động cho người bệnh.

Triệu chứng tê bì chân tay có thể xuất hiện ở các ngón chân, bàn chân, tay, cánh tay, bả vai, đùi, mông, vùng thắt lưng...

Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, nhiều khi mất đi cảm giác, có lúc lại đau đớn tùy vào tình trạng cụ thể của từng người.

Cũng tùy nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay mà người bệnh có các dấu hiệu đi kèm như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đau dọc đường dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thậm chí, người bệnh có thể bị liệt vận động, với các biểu hiện như ăn nhiều nhưng sụt cân nhiều...

Bác sĩ mách cách bổ sung dưỡng chất giảm tê tay chân

BS Nguyễn Xuân Tuấn, Giảng Viên Trường Đại học Y Dược, Đại học quốc gia khuyên, thường xuyên bị tê tay chân nên bổ sung các loại vitamin sau:

Vitamin B

Có vai trò quan trọng trong các hoạt động của tế bào và quá trình chuyển hóa trong cơ thể, vitamin B giúp hình thành năng lượng, tái tạo tế bào máu. Cơ thể thiếu hụt vitamin B gây thiếu máu, mệt mỏi làm các đầu ngón tay, chân và cơ bắp bị tê cứng, nóng và châm chích.

Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B trong thực đơn hằng ngày để cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Vitamin B1 có nhiều trong: Thịt lợn, Rau bina, bánh mì, nấm mỡ, các loại đậu, bắp cải tí hon, các loại hạt, cá...

Canxi

Cơ thể của chúng ta có đến 99% canxi nằm tại xương và răng. Do đó, khi cơ thể bị thiếu hụt canxi đồng nghĩa với việc chúng ta có thể mắc các bệnh lý về xương khớp như: loãng xương, mất xương, thoái hóa cột sống,… Trong đó, dấu hiệu đầu tiên dẫn đến các bệnh lý kể trên đó chính là tê chân tay, đau nhức xương khớp.

Tốt nhất là nên ăn các sản phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại rau, tôm, cua, cá, đặc biệt là cá, tôm, cua khi nhừ ăn cả xương - đây là nguồn canxi hữu cơ tốt nhất giúp cho cơ thể hấp thu và sử dụng được. Đặc biệt, không được lạm dụng thuốc.

Không uống nhiều rượu, cà phê.

Vitamin D,K

Cơ thể thiếu hụt canxi sẽ khiến người bệnh thường tê nhức chân tay, nặng hơn sẽ rất khó hồi phục các vấn đề xương khớp. Vitamin D, K là chất hỗ trợ tốt quá trình hấp thụ canxi từ ruột vào máu nên thiếu hụt vitamin D và K cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tê bì chân tay thiếu chất gì?

Việc bổ sung các viên uống vitamin và khoáng chất này cũng là cách tiện lợi để bạn cung cấp đủ lượng chất cho cơ thể. Các nhóm thực phẩm như đậu phụ, nấm, các loại sữa nguyên kem, sữa hạt và sữa đậu nành cũng rất giàu vitamin D và K.

Magie

Lượng Magie thấp khiến các cơ dễ đau nhức và bị chuột rút. Đồng thời, nó cũng làm gia tăng nguy cơ cho các vấn đề về xương và dẫn đến gãy xương. Bổ sung các loại rau xanh đậm màu, các loại hạt ngũ cốc, bột yến mạch, socola đen là một cách cung cấp Magie cho cơ thể.

Thúy Nga