Đai nịt bụng còn được gọi với những cái tên khác như Waist Trainer, Coreset, Latex, bằng cách sử dụng miếng gen hoặc khăn quấn chặt vào bụng để tạo thành áp lực vật lý lên vòng bụng của người sử dụng.
Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, hiện đai nịt bụng được quảng cáo như một giải pháp hữu hiệu làm giảm mỡ bụng, giúp lấy lại vòng eo “con kiến” một cách nhanh chóng. Cộng thêm sự quảng cáo rất “vi diệu” từ những người nổi tiếng, rất nhiều chị em đã tin tưởng ưu tiên hơn cả việc ăn uống khoa học và luyện tập thể thao để cải thiện ngoại hình.
Sự thật thì ngoài việc phẫu thuật thì chỉ có 1 cách giảm mỡ đó là dựa vào Calorie Deficit: Lượng calorie tiêu thụ phải lớn hơn lượng calorie nạp vào cơ thể, cơ thể sẽ tiêu hao các chất béo dự trữ để tạo ra năng lượng hoạt động, từ đó mới giảm được mỡ thừa.
Việc sử dụng đai không giúp giảm trạng thái tiêu hao calorie. Chiếc đai nịt chỉ có thể giúp cảm thấy mau no khi ăn uống bởi vì bụng của bạn đang phải chịu một áp lực rất lớn chèn ép lên dạ dày, lâu dầu sẽ đến giảm cân nhưng là giảm toàn bộ chứ không chỉ vùng eo… chính điều này khiến nhiều người ngộ nhận nhờ nịt bụng mà tiêu mỡ bụng, giảm eo.
![](https://images.kienthuc.net.vn/zoom/800/Uploaded/ngaptt/2024_01_12/418518778-691069343173972-3854814870880079695-n-2508.jpg) |
Bác sĩ chỉ rõ tác hại khôn lường của đai nịt bụng |
Áp lực từ nịt bụng tác động tới dạ dày lớn sẽ khiến cho những đồ ăn chứa trong dạ dày có nguy cơ trào ngược lên thực quản. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong đường tiêu hóa. Khi trào ngược axit lên thực quản gây ợ nóng, đầy bụng, chướng khí.
Người mắc hội chứng ruột kích thích hay người không tự chủ được tiểu tiện khi dùng đai nịt bụng sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng khiến tình trạng bệnh tăng nặng. Gan, lá lách và thận cũng bị tổn thương.
Quấn đai nịt bụng trong một thời gian dài còn làm ảnh hưởng tới cấu trúc xương sườn, chúng sẽ siết chặt phổi, khiến thể tích khoang bụng cũng bị thu hẹp, gây khó khăn cho quá trình hô hấp.
Nịt bụng cũng cần ...đúng liều
Nếu nịt bụng vẫn là thứ mang lại bằng lòng cho các bà, các cô, thì đừng quên...đúng liều
- Mỗi ngày 4-6 giờ không hơn. Bỏ qua suy nghĩ “năng nhặt chặt bị”, nịt bụng cả ngày hoặc cộng dồn thời gian.
- Nhẹ nhàng, không xiết chặt. Lấy khó thở làm chuẩn để tìm ra độ xiết hợp nhất cho khoang bụng.
- Không nịt bụng xuyên đêm. Tốt nhất tạo nếp tháo ra trước giờ lên giường, để khỏi ngủ quên cả đêm với corset.
- Chọn chất liệu trung tính, không kích ứng, dị ứng. Ngày nóng, nhiều mồ hôi, cần thay cả corset.
- Lưu ý các chống chỉ định. Đừng giỡn mặt với nguy hiểm của “hội chứng chèn ép khoang bụng”.