Nội soi tiêu hoá là kỹ thuật sử dụng ống soi mềm quan sát toàn bộ niêm mạc đường tiêu hóa nhằm phát hiện, nhận định các tổn thương tại đường tiêu hóa. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể sử dụng một số dụng cụ đặc biệt để cắt polyp, sinh thiết, cầm máu, lấy dị vật trong ống tiêu hóa, can thiệp ung thư sớm…
Nội soi tiêu hoá gây mê là thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hoá khi người bệnh đang được gây mê. Việc gây mê được thực hiện trong thời gian ngắn, chỉ trong thời gian bệnh nhân nội soi. Sau khi soi xong, người bệnh sẽ nhanh chóng tỉnh lại mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhờ gây mê, quá trình nội soi được thực hiện thuận lợi, chất lượng cuộc soi nâng cao hơn đặc biệt với nội soi đường tiêu hoá trên, người bệnh không có cảm giác khó chịu, nôn ọe, đau họng hay đau bụng, các thủ thuật can thiệp sẽ dễ dàng hơn và an toàn hơn.
![](https://images.kienthuc.net.vn/zoom/800/Uploaded/ngaptt/2023_12_21/412387494-680883147586285-8056090200506255451-n-9672.jpg) |
ThS.BS Trần Đức Cảnh thực hiện nội soi tiêu hóa cho bệnh nhân tại bệnh viện K Trung Ương |
𝐂𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣
Chuẩn bị nhân lực thực hiện kỹ thuật gồm: Bác sĩ gây mê, kỹ thuật viên gây mê, bác sĩ nội soi và điều dưỡng phụ soi.
Chuẩn bị phương tiện: 01 hệ thống nội soi tiêu hóa trên kèm theo các dụng cụ can thiệp như kìm sinh thiết, lọng cắt polyp, 01 máy thở và phương tiện gây mê hồi sức.
Chuẩn bị người bệnh:
+ Người bệnh được chuẩn bị bộ xét nghiệm trước nội soi (nếu nội soi can thiệp).
+ Người bệnh cần nhịn ăn uống 6-8 tiếng trước khi nội soi, thụt tháo làm sạch đại tràng (nếu nội soi đại tràng).
+ Sau đó người bệnh được khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, nội soi, các loại thuốc đang sử dụng, giải thích nguy cơ của thủ thuật và viết cam đoan.
𝐐𝐮𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐤𝐲̃ 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭.
Bệnh nhân được đặt đường truyền tĩnh mạch và các thiết bị hỗ trợ theo dõi SpO2, mạch, huyết áp, điện tim để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm thủ thuật.
Tư thế bệnh nhân nằm nghiêng trái.
Bác sĩ gây mê sẽ gây mê toàn thân cho bệnh nhân.
Khi người bệnh đã mê, bác sĩ nội soi sẽ tiến hành thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa, bơm hơi từ từ và quan sát toàn bộ niêm mạc đường tiêu hoá. Hình ảnh tổn thương được camera thu lại và hiển thị trên màn hình TV, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tổn thương. Sau khi quan sát xong, bác sĩ rút dây từ từ, đồng thời quan sát lại và hút hơi thừa trong ống tiêu hoá.
Trong quá trình nội soi, nếu cần bác sĩ sẽ đánh giá và thực hiện các thủ thuật khác như sinh thiết, cầm máu, cắt polyp, lấy dị vật…
Thời gian thực hiện kỹ thuật 10- 40 phút hoặc hơn, tuỳ tình trạng cụ thể của người bệnh.
𝐒𝐚𝐮 𝐤𝐡𝐢 𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐬𝐨𝐢 𝐱𝐨𝐧𝐠
Bệnh nhân được theo dõi toàn trạng, tri giác, tim mạch, hô hấp, ỉa máu, đau bụng, chướng bụng, …tại phòng hồi tỉnh trong 30 – 60 phút.
Khi bệnh nhân tỉnh hoàn toàn sẽ được nghe bác sĩ trả kết quả, tư vấn, kê đơn thuốc và hẹn tái khám nếu cần.
Những ai nên tầm soát ung thư dạ dày, đại tràng thường xuyên?
Người nên thực hiện nội soi đại tràng và dạ dày khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa như:
▪️Vùng bụng xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn.
▪️Sụt cân nhanh trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân.
▪️Rối loạn tiêu hóa, thường xuyên tiêu chảy hoặc t.áo b.ón.
▪️Đi ngoài ph.ân có lẫn m.áu hoặc chất nhầy, ph.ân có màu đen.
▪️Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến đại tràng hoặc có người thân trong gia đình mắc u.ng th.ư đại tràng, dạ dày.
▪️Người đang trong giai đoạn theo dõi bệnh viêm loét đại tràng, dạ dày.
▪️Chỉ định điều trị can thiệp từ bác sĩ và theo dõi sau điều trị.
Đặc biệt nếu có tiền sử bản thân và gia đình bị bệnh lý ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày hoặc liên quan đến một số bệnh lý ung thư có tính chất di truyền thì việc tầm soát cần được tiến hành thường xuyên hơn những người khác và có sự tư vấn chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chính vì vậy đi khám sức khỏe định kì và được bác sĩ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp là cần thiết và vô cùng quan trọng.
𝐓𝐡S.𝐁S 𝐓𝐫𝐚̂̀𝐧 Đ𝐮̛́𝐜 𝐂𝐚̉𝐧𝐡 (𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐍𝐨̣̂𝐢 𝐬𝐨𝐢 𝐯𝐚̀ 𝐓𝐡𝐚̆𝐦 𝐝𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 - 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐊 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 ương)