Sàng lọc ung thư tuyến vú là thủ tục được sử dụng để nhằm phát hiện ra ung thư tuyến vú ở những người không có biểu hiện ung thư. Bản chất là kiểm tra sức khỏe và nếu có phát hiện ra ung thư thì bệnh nhân cũng có khả năng chữa trị triệt để cao hơn. Từ đó giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Hiện nay phương pháp thường được sử dụng để sàng lọc ung thư vú là “Chụp X-quang tuyến vú”.
Ai nên tiến hành sàng lọc ung thư vú?
Nhìn chung, những đối tượng nên thực hiện sàng lọc ung thư vú hiện nay được khuyến cáo như sau:
- Phụ nữ bắt đầu bước vào tuổi 40 nên dành thời gian trao đổi với bác sĩ, thăm khám thường xuyên và nghe tư vấn để xem rằng mình có nên đi sàng lọc hay không, và nên sàng lọc khi nào
- Một số nhóm đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao có thể sàng lọc ung thư vú trước 40 tuổi. Ví dụ như những trường hợp được chẩn đoán là có những biến thể gen BRCA (nhóm gen giúp ức chế sự phân chia quá mức của tế bào tuyến vú, buồng trứng và ức chế cả sự phân chia không kiểm soát của tế bào ung thư). Khi gen BRCA tạo ra những đột biến có hại thì có thể dẫn đến tăng tỉ lệ bị ung thư vú.
- Sàng lọc ung thư vú thường xuyên thường được kéo dài từ năm 40 đến năm 74 tuổi. Một số người đã thực hiện sàng lọc cả sau 74 tuổi với mong muốn kéo dài tuổi thọ thêm hơn 10 năm nữa và cũng là để an tâm sống khỏe hơn.
|
BS Nguyễn Xuân Tuấn xem phim chụp tuyến vú cho bệnh nhân - ảnh BVCC |
Những lợi ích của sàng lọc ung thư vú
Lợi ích chính của sàng lọc ung thư vú chính là nhằm phát hiện ra ung thư vú ở giai đoạn sớm nhất có thể. Càng thực hiện thường xuyên thì tỉ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm càng cao.
Đối với ung thư, thời điểm vàng để có thể chữa trị triệt để chính là thời điểm các tế bào ung thư còn ở thời kì mới. Vậy nên mọi người đừng coi thường việc thăm khám và tầm soát định kì nhé.
Rủi ro có thể gặp phải của việc tầm soát ung thư vú
Dương tính giả: Chụp X-quang tuyến vú đôi khi cũng cho kết quả “dương tính giả”. Có nghĩa là kết quả trả về chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư, nhưng trên thực tế thì không phải. Dương tính giả sẽ khiến bệnh nhân có thể phải làm thêm xét nghiệm hoặc sinh thiết chọc hút để lấy tế bào, tức là thực hiện những xâm lấn không cần thiết.
Điều này có thể gây đau cho người bệnh nhưng mọi người yên tâm rằng những thủ tục này không quá đau đớn và không gây bất tiện gì nặng nề, chỉ là mất thêm thời gian của mọi người mà thôi. Nếu nhận kết quả âm tính giả thì mới thực sự nguy hiểm, vì khi đó bản thân bệnh nhân có bệnh nhưng lại được chẩn đoán là không sao và không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên trường hợp âm tính giả thường là rất ít, và sẽ có dấu hiệu để bác sĩ nhận định tình huống
Phát hiện ra ung thư lành tính nhưng vẫn được chỉ định điều trị: Điều này xảy ra khi khối u được nhận định là lành tính nhưng bị hiểu nhầm là ác tính và bệnh nhân được chỉ định tiến hành điều trị. Nếu chỉ sử dụng X-quang thì tương đối khó nhận định khối u là u lành hay u ác. Nếu ra chỉ định xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật ngay cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Khi đó các bác sĩ sẽ cần thêm nhiều thủ tục khác để chẩn đoán chính xác.
Tiếp xúc với bức xạ: Cũng như các phương pháp chụp chiếu khác liên quan đến tia X, chụp X-quang tuyến vú sẽ khiến bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ này. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân phát hiện ung thư và được chữa trị thành công, là cao hơn nhiều so với tỉ lệ những người bị ảnh hưởng bởi tia X.
|
Siêu âm tuyến vú - Ảnh minh họa |
Chụp X-quang tuyến vú như thế nào?
Trong quá trình chụp bệnh nhân sẽ được chụp 2 lần: lần 1 là chụp theo chiều dọc, từ trên xuống dưới, lần thứ 2 là chụp theo chiều ngang, từ trái sang phải hoặc ngược lại. Chụp như vậy sẽ giúp các bác sĩ có thể nhìn rõ được tất cả các mô phần ngực.
Để nhìn thấy các mô tuyến vú dễ dàng hơn, y tá hoặc kĩ thuật viên có thể ép phẳng hai bầu ngực bằng một mặt phẳng. Điều này có thể gây khó chịu cho bệnh nhân nhưng nó chỉ kéo dài trong vài giây nên sẽ không gây bất tiện quá nhiều.
Hình chụp X-quang sẽ được quan sát bởi bác sĩ X-quang có chuyên môn. Nếu thuận lợi thì bạn có thể nhận kết quả X-quang cùng ngày đến khám. Nếu có quá nhiều bệnh nhân, thì người chụp sẽ được nhận kết quả trong vòng 30 ngày.
Sẽ ra sao nếu hình X-quang tuyến vú của người chụp bất thường?
Nếu có kết quả chụp X-quang bất thường thì đó cũng không phải điều gì quá nguy hiểm. Có đến 90% các trường hợp có hình chụp tuyến vú bất thường không phải là ung thư vú. Bệnh nhân nên bình tĩnh tiếp tục làm thêm xét nghiệm để bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.
- Nếu bác sĩ chẩn đoán hình X-quang rằng: dù bất thường nhưng cũng không phải ung thư vú, người chụp có thể được hẹn chụp X-quang tuyến vú lần nữa sau 6 tháng. Trong một số tình huống khác bệnh nhân có thể được yêu cầu làm thêm nhiều xét nghiệm hơn. Khi đó có thể bác sĩ đang nghi ngờ người chụp mắc ung thư vú nên cần thêm xét nghiệm để chứng thực.
- Các xét nghiệm phải thực hiện thêm có thể là chụp X-quang chi tiết hơn – với nhiều tia X hơn để hình ảnh được lên rõ ràng và kĩ hơn. Siêu âm hoặc MRI cũng có thể được đề xuất tiến hành nếu hình ảnh X-quang tuyến vú quá khó đọc.
- Nếu chụp chiếu và xét nghiệm đều không cho kết quả đáng lo ngại, bác sĩ hoặc điều dưỡng hướng dẫn có thể yêu cầu người chụp tiến hành sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô vú của người bệnh và gửi đến phòng thí nghiệm, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ soi mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi và trả lại kết quả cho bác sĩ.
Nhìn vào hình ảnh có thể phân biệt được đâu là tế bào bình thường và đâu là tế bào ung thư. Trong một số trường hợp, sẽ phải tiến hành tiểu phẫu lấy mô tuyến vú thay vì sinh thiết chọc kim thông thường.
Ngoài X-quang, thăm khám tuyến vú có còn cần thiết hay không?
Hiện nay việc thăm khám trực tiếp từ bác sĩ hoặc điều dưỡng được cho là không còn hữu ích bởi phần lớn những khối u được phát hiện qua thăm khám không phải là u ác tính. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc kết hợp cả thăm khám lẫn X-quang không đem lại thêm kết quả gì tốt hơn hay hiệu quả hơn so với việc chỉ dùng nguyên X-quang. Tóm lại, việc thăm khám là không cần thiết.
Một số bệnh nhân muốn tự khám tuyến vú của mình. Tuy nhiên người bệnh bình thường là người không có chuyên môn và việc khám cơ học như vậy cũng sẽ không đưa ra được kết luận gì chính xác.
Nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh có thể “tự cảm nhận từ bên trong”. Người bệnh có thể tự cảm nhận được nếu tuyến vú của mình có gì đó bất thường hay lạ hơn so với bình thường. Khi thấy có sự thay đổi trong cơ thể hãy đến bệnh viện và trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có thể nhận được lời khuyên cũng như hướng kiểm tra và điều trị sớm nhất.
|
Dấu hiệu ung thư vú - Ảnh minh họa |
Có thể chụp MRI thay vì chụp X-quang tuyến vú không?
Sử dụng MRI trong sàng lọc ung thư vú không phải là phương pháp mà ai cũng có thể thực hiện được. So với sàng lọc bằng X-quang, sử dụng MRI cho kết quả dương tính giả nhiều hơn và đôi khi sẽ khiến bệnh nhân phải thực hiện sinh thiết theo chỉ định một cách không cần thiết.
Tuy nhiên, MRI vú vẫn thường được áp dụng cho những người được xác định là tỉ lệ mắc ung thư vú cao. Nhưng tóm lại, MRI chỉ là phương pháp kết hợp, không phải là phương pháp thay thế chụp X-quang.
Nên chụp X-quang với tần suất như thế nào?
Theo khuyến cáo hiện nay, chụp X-quang tuyến vú nên được thực hiện 2 năm 1 lần, hoặc 1 lần 1 năm. Tuy nhiên tần suất chụp có thể thay đổi tùy theo chỉ định của bác sĩ. Lịch tái khám có thể thay đổi nếu người chụp thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cao. Khi đó hãy trao đổi với bác sĩ chịu trách nhiệm để đưa chọn lịch tái khám hợp lý nhất dựa trên lịch cá nhân và nhu cầu của mình.
Có có thể chụp X-quang sau khi tiêm vắc xin hay không?
Có thể, nhưng lời khuyên đưa ra, tốt nhất vẫn là không đặt lịch tiêm chủng và lịch chụp X-quang gần nhau. Một số người bị sưng hạch bạch huyết tạm thời vùng nách sau tiêm vắc xin. Điều đó có thể ảnh hưởng đến kết quả chụp X-quang.
Để đảm bảo kết quả thu được chính xác thì người chụp nên trao đổi lại với bác sĩ hoặc điều dưỡng chịu trách nhiệm thực hiện chụp X-quang cho mình, từ đó họ sẽ sửa lại lịch chụp hợp lý hơn.
BS Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội)