Xuất hiện Voọc ngũ sắc quý hiếm tại khu nghỉ dưỡng ở Huế

Thời gian vừa qua, khu vực sân golf của khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô, Thừa Thiên Huế thường xuyên xuất hiện 2 cá thể Voọc ngũ sắc đến trộm thức ăn và leo trèo. 
Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue
Ông Lê Văn Tường, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đơn vị vừa nhận được văn bản của khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) trình báo về sự xuất hiện của 2 cá thể voọc ngũ sắc.  

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-2
 Voọc ngũ sắc (voọc chà vá chân nâu) có tên gọi khoa học Pygathrix nemaeus thuộc loài động vật nguy cấp có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-3
 Theo nhận định ban đầu, 2 cá thể này là voọc có thể về từ rừng phòng hộ Bắc Hải Vân (gần khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô), bị tách đàn do trong bầy có con đực trẻ hơn thay thế.

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-4
Theo ghi nhận, 2 cá thể Voọc ngũ sắc thường xuyên xuất hiện ở khu vực bếp để lấy trộm thức ăn, hoa quả hoặc leo trèo tung tăng ở khu vực sân golf của khu nghỉ dưỡng. 

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-5
 Voọc ngũ sắc ở Việt Nam chiếm tới 83% số lượng trên thế giới, tập trung chủ yếu tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Mỗi gia đình voọc ngũ sắc cư ngụ, sinh sống, kiếm ăn ở một khu vực riêng biệt, không xâm phạm lẫn nhau.

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-6
Đàn đông có thể lên đến hàng chục con, còn đàn nhỏ khoảng 4-5 con. Đàn đông gồm nhiều thế hệ và là tập hợp của những gia đình nhỏ cùng chung huyết thống. 

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-7
 Một gia đình voọc thường có con đực đầu đàn, 2-3 voọc cái và vài voọc con. Voọc cái khi sinh con trong vòng 6 tháng thì hoàn toàn không “ăn nằm” với con đực.

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-8
Voọc con luôn bám chặt lấy mẹ nhưng voọc cha mới thường xuyên chăm sóc và để ý đến con. Voọc con khi đã trưởng thành thì tách riêng đàn để lập gia đình mới và kiếm sống. 

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-9
Voọc con luôn là trung tâm chăm sóc và bảo vệ của cả đàn. Lúc di chuyển, nó bám lấy mẹ nhưng khi có chuyện gì xảy ra, voọc cha liền xuất hiện bảo vệ. 

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-10
Khi đi kiếm ăn, voọc ngũ sắc đầu đàn thường ngồi ở vị trí cao nhất có thể bao quát xung quanh, để mắt tới mọi thành viên trong gia đình, có dáng vẻ uy nghi của một người đàn ông gia trưởng.  

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-11
 Loài này thuộc danh mục nhóm IIB ở mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới cũng xếp voọc ngũ sắc vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.  

Xuat hien Vooc ngu sac quy hiem tai khu nghi duong o Hue-Hinh-12
Không những thế, Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế còn tôn vinh voọc ngũ sắc là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.



Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN