Vụ SEVEN.AM bị phạt 170 triệu chỉ là bước đầu, vẫn đang tiếp tục làm rõ

Tổng cục QLTT cho biết, việc xử lý vi phạm hành chính 170 triệu đồng với SEVEN.AM mới chỉ là bước đầu. Vụ việc vẫn đang tiếp tục được xác minh, làm rõ và sẽ được xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
Xoay quanh lùm xùm nhãn mác thương hiệu thời trang SEVEN.AM, mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã công bố kết luận xử phạt đối với Công ty cổ phần MHA đã bị phạt tổng cộng 110 triệu đồng và đơn vị nhượng quyền là Công ty Thư Kỳ bị phạt 60 triệu đồng do những vi phạm trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thương hiệu SEVEN.AM. Tổng mức phạt là 170 triệu đồng.
Sau kết luận, dư luận cho rằng mức phạt đối với SEVEN.AM là chưa đủ sức răn đe, không đủ mạnh để ngăn cản việc doanh nghiệp này tái phạm, đồng thời sẽ tạo tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác?. Ngoài ra, còn xuất hiện thêm một vài thông tin nghi vấn, Tổng cục QLTT “bảo kê” cho thương hiệu thời trang SEVEN.AM?.
Vu SEVEN.AM bi phat 170 trieu chi la buoc dau, van dang tiep tuc lam ro
Hình ảnh lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh các sản phẩm thương hiệu thời trang SEVEN.AM trước đó. 
Tuy nhiên, trong văn bản phản hồi với truyền thông, lãnh đạo Tổng cục QLTT khẳng định: "Về những nội dung mà một số thông tin và chuyên gia đặt nghi vấn về việc Tổng cục QLTT “bảo kê” cho Công ty cổ phần MHA, Tổng cục QLTT xin khẳng định, lực lượng QLTT không bảo kê, bao che cho các sai phạm”.
Theo lãnh đạo Tổng cục QLTT: “Sự việc vẫn tiếp tục được xác minh, làm rõ và sẽ được xử lý đúng theo quy định của pháp luật".
Như vậy, theo thông tin mà lãnh đạo Tổng cục QLTT đã cung cấp với báo giới, dư luận có thể khẳng định, số tiền 170 triệu đồng mà thương hiệu SEVEN.AM bị phạt mới chỉ là bước đầu và có thể SEVEN.AM vẫn còn bị phạt tiếp?
Trước đó, từ những phản ánh của báo chí, ngày 30/11/2019, sau khi vào cuộc kiểm tra, xác minh, Tổng cục QLTT đã công bố kết luận xử lý vi phạm tại chuỗi thời trang thương hiệu thời trang SEVEN.AM tại Hà Nội.
Theo đó, SEVEN.AM 4 lỗi vi phạm gồm: Sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc theo quy định; kinh doanh hàng hóa có nhãn bị sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa theo quy định; không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy; sản xuất hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Tại thời điểm kiểm tra chưa phát hiện có dấu hiệu mua hàng dệt may của nước ngoài về để gắn nhãn hiệu và ghi nhãn theo phản ánh.
Khánh Hoài (T/H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN