Vì sao vợ bệnh nhân COVID-19 thứ 243 không bị lây bệnh từ chồng?

Bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, mới đây đưa ra những lý giải khoa học liên quan tới việc vì sao bệnh nhân COVID-19 thứ 243 không lây bệnh cho vợ mà lại lây cho hàng xóm.
Việt Nam hiện có 251 ca nhiễm COVID-19, trong đó có trường hợp bệnh nhân 243 có dịch tễ hết sức phức tạp, khiến cho nhiều người dân vô cùng lo lắng. Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh nhân số 243 đã có nhiều ngày sinh hoạt trong cộng đồng, đi đến rất nhiều nơi và tiếp xúc với vô số người. Ngay sau đó, hai trong số những người đã tiếp xúc với bệnh nhân này cũng đã được xác nhận dương tính với SAR-CoV-2, gồm chị dâu của bệnh nhân và hàng xóm nhà đối diện.
Lý do vợ bệnh nhân COVID-19 thứ 243 không lây bệnh từ chồng
Trước thông tin này, không ít người dân đã đặt ra câu hỏi: Tại sao vợ bệnh nhân COVID-19 số 243, người sinh hoạt hàng ngày bên cạnh lại không nhiễm, trong khi chị dâu và hàng xóm - những người tần suất tiếp xúc thấp hơn - lại bị lây nhiễm?
Theo lý giải của bác sĩ Trần Văn Phúc, lý do vợ bệnh nhân 243 không lây nhiễm từ chồng là bởi tiền sử của người phụ nữ này mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống đã 12 năm, mà bệnh này được bác sĩ kê đơn thuốc chloroquine hoặc hydroxychloroquine. Đây cũng là loại thuốc mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn để điều trị bệnh COVID-19, trước khi bị chính FDA bác bỏ.
Vi sao vo benh nhan COVID-19 thu 243 khong bi lay benh tu chong?
Bác sĩ Trần Văn Phúc, làm việc tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Xanh Pôn. 
BS. Trần Văn Phúc cho biết, "chloroquine hay hydroxychloroquine là thuốc trước đây dùng điều trị sốt rét, về sau được kê đơn cho các trường hợp bị HIV, bệnh khớp mãn tính, đặc biệt với bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống rất cần thuốc này".
Vị bác sĩ này cũng lấy thêm dẫn chứng từ những nghiên cứu trên thế giới về tác dụng của chloroquine với SARS-CoV-1 gây đại dịch SARS năm 2003, cũng như quan sát thực tế của bác sĩ tại Vũ Hán trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19.
"Năm 2003, Savarino A thực hiện nghiên cứu trong ống nghiệm đánh giá tác dụng của chloroquine đối với SARS-CoV-1 gây ra dịch bệnh SARS. Tiếp theo đó, Keyaerts E cũng nghiên cứu tác dụng của chloroquine với SARS-CoV-1 vào năm 2004, rồi đến Vincent MJ năm 2005. Cả 3 nghiên cứu trong ống nghiệm được đánh giá rất cao, đều cho thấy chloroquine có tác dụng mạnh mẽ với chủng vi-rút cực độc gây bệnh SARS này; đây cơ sở để CDC Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng chloroquine điều trị SARS nếu căn bệnh giết người hàng loạt này quay trở lại.
Khi đại dịch COVID-19 xảy ra ở Trung Quốc, các chuyên gia đa ngành ở Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc do Giáo sư Vương Mẫn Lệ dẫn đầu, đã quan sát tại khoa da liễu có 80 bệnh nhân bị Lupus ban đỏ hệ thống, nhưng thật kì lạ lúc đầu có sự trộn lẫn mà không bệnh nhân Lupus nào bị nhiễm SARS-CoV-2. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu quan sát 178 bệnh nhân bị bệnh viêm phổi do SARS-CoV-2, nhưng cũng không có bệnh nhân nào mắc Lupus ban đỏ.
Ngay lập tức Giáo sư Vương Mẫn Lệ cùng với các cộng sự bắt tay nghiên cứu trong ống nghiệm, kết quả chỉ ra rằng chloroquine có tác động ở cả 2 pha ngoài và trong tế bào Vero E6. Bên cạnh hoạt động chống vi-rút, chloroquine còn có tác động điều chỉnh miễn dịch, giúp tăng cường tác dụng chống vi-rút trong cơ thể. Giá trị EC 90 của chloroquine so với SARS-CoV-2 trong các tế bào Vero E6 là 6,90 μM, có thể đạt được lâm sàng như đã được chứng minh trong huyết tương của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được dùng 500mg", BS. Trần Văn Phúc thông tin.
Theo BS. Trần Văn Phúc, nghiên cứu này đã được công bố, đăng ký bản quyền và được Ủy ban Đạo đức của Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán phê duyệt cho phép đăng ký trên nền tảng thử nghiệm lâm sàng. Ngoài ra, Pháp cũng có nghiên cứu về sự kết hợp hydroxychloroquine với azithromycine, do nhóm của GS. Didier Raoult từ bệnh viện L'Institut Hospitalo-Universitaire (IHU) tiến hành.
"Hiện chưa có báo cáo nào về bệnh nhân Lupus bị nhiễm SARS-CoV-2", BS. Trần Văn Phúc viết.
Nguy cơ ngộ độc chloroquine nếu dùng không có chỉ dẫn của bác sĩ
Tại cả Việt Nam và trên thế giới, đã có không ít trường hợp ngộ độc chloroquine vì người dân thiếu hiểu biết tự ý mua thuốc về uống khi không có bệnh.
Vi sao vo benh nhan COVID-19 thu 243 khong bi lay benh tu chong?-Hinh-2
Chloroquine/hydroxychloroquine là thuốc độ bảng B, có thể gây tai nạn chết người. 
Ngày 21/3, một nam bệnh nhân 44 tuổi ở Hà Nội đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc nặng sau khi uống 15 viên chloroquine. Tự ý dùng quá nhiều thuốc khiến anh này bị tụt huyết áp, nôn, mắt nhìn lơ mơ. Tại Mỹ, một người đàn ông đã tử vong sau khi tự ý uống chất phụ gia dọn bể cá có chứa chloroquine để phòng COVID-19.
BS. Trần Văn Phúc cảnh báo: "Chloroquine/hydroxychloroquine là thuốc độc bảng B, có thể gây tai nạn chết người, nên khi kê đơn điều trị cho bệnh nhân nội trú, điều dưỡng phát thuốc thường yêu cầu bệnh nhân phải uống ngay trước mặt".

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

BS. Phúc cũng khuyên mọi người không nên tự ý mua thuốc về tích trữ để phòng COVID-19, tránh tiền mất tật mang, gây thêm bệnh về người, thậm chí gây ngộ độc, tử vong.
Ngoài ra, bác sĩ này khuyến cáo phải thận trọng khi dùng chloroquine với các loại thuốc tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc hệ thần kinh trung ương, thuốc tiêu hóa và một số loại thuốc khác.
Vi sao vo benh nhan COVID-19 thu 243 khong bi lay benh tu chong?-Hinh-3

Thảo Nguyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN