Vì sao người Việt nói 'ướt như chuột lột'?
Trong tự nhiên, nhiều loài vật có thể lột xác để lớn lên như côn trùng, tôm cua, bò sát... Chuột thì không phải một loài như thế. Vậy "chuột lột" trong câu "ướt như chuột lột" nghĩa là sao?
T.B (tổng hợp)
-
“ Ướt như chuột lột” là câu cửa miệng người Việt dùng khi nói về người nào đó bị ướt sũng, ướt nhẹp đến mức tội nghiệp. Nhưng "chuột lột" là thứ chuột gì mà ướt đến vậy?
-
Trong tự nhiên, nhiều loài vật có thể lột xác để lớn lên như côn trùng, tôm cua, bò sát... Chuột thì không phải một loài như thế. Vậy từ "lột" ở đây có ý nghĩa gì?
-
Nhiều người cho rằng, câu thành ngữ “ướt như chuột lột” phải đọc là “ướt như chuột lụt”. "Lụt" ở đây là lũ lụt, một dạng thiên tai xảy ra do mưa lớn.
-
Thử hình dung khi lũ lụt xảy ra, cánh đồng thành biển nước, đàn chuột không còn chỗ ẩn náu, buộc phải lóp ngóp bơi trong nước đi tìm những chỗ cao. Hình ảnh những con chuột ướt sũng, co ro bám vào cành cây trông thật thê thảm.
-
Vậy nên, nói “ướt như chuột lụt” lột tả được sự ướt át, cơ cực của những người phải hứng chịu thiên tai lũ lụt. Xét cho cùng, trước cơn cuồng nộ khủng khiếp của tự nhiên, phận người và chuột nhiều khi cũng chẳng khác nhau là bao.
-
Câu “ướt như chuột lụt” cũng có thể liên hệ với một nét văn hóa ở nhiều vùng quê Việt Nam, đó là đi bắt chuột mùa lụt. Khi đó, những con chuột ướt sũng bám vào những chỗ cao ráo hầu như không có khả năng thoát thân trước bàn tay của con người. Ảnh: Dân Trí.
-
Vì sao "chuột lụt" lại biến đổi thành "chuột lột"? Có lẽ, do vần "ột" và "ụt" đứng kế tiếp nhau khó phát âm nên theo nguyên tắc đồng hoá trượt, "ụt" được trượt sang "ột" dễ đọc hơn. Lâu ngày từ "chuột lụt" bị mất hẳn, và người ta chỉ còn biết đến câu "ướt như chuột lột". Ảnh: NLĐ.
-
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
T.B (tổng hợp)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile