Vì sao cô gái bị sốc phản vệ khi ăn 3 con tôm?

Facebooker có tên Nguyen Tram Anh (Hà Nội) vừa kể lại câu chuyện bản thân suýt chết vì ăn 3 con tôm khiến nhiều người rất sốc. Không có tiền sử dị ứng tôm nhưng bỗng nhiên chị bị sốc phản vệ vì ăn thực phẩm này.
Cụ thể, ngày 04/12, chị Tram Anh suýt chết vì ăn 3 con tôm hấp. Sau khi ăn xong, chị bỗng nhiên cảm thấy ngứa và nóng 2 lỗ tai. Khi đi lên phòng ngủ, chị thấy bắt đầu ngứa và nóng lỗ mũi, từ từ xuống họng.
Lúc này dự cảm có điều chẳng lành, người phụ nữ này lấy điện thoại tra cứu: “dị ứng tôm ngứa họng…” thì ra ngay thông tin: “Khi ăn hải sản (Tôm, cua, ghẹ…) có thể gây nên dị ứng, và gây ra một phản ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ, cần được cấp cứu khẩn cấp. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: Cổ họng bị sưng hay nghẹn trong cổ họng (đường thở co thắt) làm cho việc hít thở khó khăn…”.
Vi sao co gai bi soc phan ve khi an 3 con tom?
Chị A bị sốc phản vệ rất nặng chỉ vì ăn 3 con tôm. Ảnh minh họa.
Ngay lúc ấy, chị nhìn vào gương và thấy mắt sưng đỏ, mặt nổi nốt đỏ tía tai và bắt đầu nóng kèm ngứa ran khắp người. Rồi lập tức, chị A bảo người thân đưa ngay tới bệnh viện gần nhà. Lúc này, chị còn dặn người thân rằng: “Nếu lúc ấy chị không nói được thì bảo bác sỹ là chị bị sốc phản vệ do ăn tôm”. Sau câu nói đó, chị bị sưng họng to, lưỡi bắt đầu tê và cứng không nói được nữa, người càng lúc càng nóng bừng và ngứa điên cuồng, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt và rơi vào trạng thái lơ mơ…Trên đường bắt xe đến Bệnh viện 354 chỉ mất khoảng 5 phút nhưng người bệnh đã có dấu hiệu suy hô hấp, tim đập loạn xạ, huyết áp tụt, mạch lúc bắt được lúc không.
Đến viện, bác sĩ lập tức cho chị thở oxy, tiêm các loại thuốc từ bắp đến ven… Khoảng 5 phút sau, người bệnh tê cứng, không điều khiển được chân tay và bắt đầu co giật.

Video "5 bước cứu mạng con khi bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin". Nguồn: Mẹo vặt và sức khỏe.

Bác sĩ cấp cứu cho hay, trong 21 năm làm ở bệnh viện chưa thấy ai bị sốc phản vệ với thực phẩm mà lại nhanh và nặng như chị A.
Sau khi được các bác sĩ tận tình cứu chữa, chị Anh đã qua cơn nguy kịch. Bác sĩ cho hay, chị bị sốc phản vệ rất nặng. Nếu ở nhà thêm thời gian nữa thì có thể rất nguy hiểm, thậm chí không kịp đến viện nữa.
Vi sao co gai bi soc phan ve khi an 3 con tom?-Hinh-2
Sốc phản vệ do dị ứng với thực phẩm là tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong cho người bệnh. Ảnh minh họa.
Sau 26 tiếng theo dõi không còn biểu hiện nguy hiểm thì bệnh nhân được xuất viện về nhà. Trong sự việc trên, chị Anh may mắn có phản ứng nhanh nên ngay lập tức đến viện (từ khi ăn tôm đến khi vào đến phòng cấp cứu chỉ hơn 10 phút).
Chị chia sẻ lại câu chuyện của mình nhằm cảnh báo mọi người về mức độ nguy hiểm của sốc phản vệ. Chẳng hạn như chị A không có tiền sử dị ứng và đây là lần đầu tiên bị sốc phản vệ với tôm.
Sốc phản vệ do dị ứng với thực phẩm là tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong cho người bệnh. Sốc phản vệ với thức ăn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhóm có nguy cơ cao là trẻ em và người lớn tuổi. Trong thức ăn của con người, nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: cua, mực, tôm, ghẹ, các loại cá, khoai tây, đậu nành… Người mắc một trong một số bệnh dị ứng như: bệnh hen suyễn, chàm, phát ban đỏ dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa hoặc trong gia đình có tiền sử cơ địa dị ứng thường đối mặt với nguy cơ bị sốc phản vệ với các món ăn trên.
Bác sĩ khuyến cáo, những bệnh nhân bị dị ứng sau khi sử dụng thức ăn với các biểu hiện mẩn ngứa, phát ban, mệt… cần đến ngay bệnh viện để được theo dõi, điều trị kịp thời. Những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm hoặc tiền sử dị ứng cần thay đổi thói quen ăn uống, tránh sử dụng những loại thực phẩm từng gây dị ứng.
Thảo Nguyên (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN