Tết này, du xuân ở đâu tại Long An?

Long An - miền đất hiền hòa, nghĩa tình, hiếu khách, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách mỗi độ tết đến xuân về.
1. Rừng Tràm Long An:
Rừng Tràm Long An, một điểm du lịch nổi tiếng tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Nơi đây vốn là một vùng đất ngập nước hoang sơ gần biên giới Campuchia. Liên kết với khu vực Đồng Tháp Mười tạo thành mảng xanh bao la, có kênh rạch chằng chịt và dòng sông Vàm Cỏ Tây chảy qua. Lênh đênh con nước chừng 10 phút, bạn có dịp thu vào tầm mắt vẻ đẹp xanh ngắt nổi bật rất riêng của rừng tràm Long An.
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?
 
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-2
 
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-3
Rừng Tràm Long An, một điểm du lịch nổi tiếng tại Long An
2. Nhà Trăm Cột:
Nhà Trăm Cột nằm trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An là công trình kiến trúc điêu khắc cổ mang phong cách “nhà rường” Huế. Đã có hơn 100 năm tuổi nằm ở bờ sông Vàm Cỏ Đông. Nhà làm bằng các loại gỗ cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật. Mái lợp ngói âm dương. Nền nhà bằng đá tảng cao. Mặt nền lát gạch Tàu lục giác, từ cột nhà đến các đồ dùng như bàn ghế, giường, tủ, phản… đều được chạm khác tỉ mỉ, công phu mang các đề tài cổ điển.
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-4
 Nhà Trăm Cột nằm trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-5
Ngôi nhà này do ông Trần Văn Hoa lúc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn xây dựng. Dù gọi là nhà trăm cột nhưng sự thực, ngôi nhà có đến 120 cột, trong đó 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ.
3. Làng nổi Tân Lập
Làng nổi Tân Lập, với diện tích khoảng 135 ha tọa lạc trên Quốc Lộ N2, Tân Lập, Mộc Hóa, Long An, bao gồm các công trình nhà nghỉ, khu công viên, bến thuyền và khu rừng tràm nguyên sinh rộng lớn. Làng nổi Tân Lập sẽ mang bạn đến với thế giới của thiên nhiên, khám phá đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ.
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-6
 
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-7
 Nằm ở trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, Làng nổi Tân Lập tọa lạc trên quốc lộ 62, thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách biên giới Campuchia khoảng hơn 15km về phía Nam, cách TP.HCM khoảng 100 km, do đó bạn có thể đi về trong ngày khá dễ dàng.
4. Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười
Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười níu chân du khách bởi những cánh rừng tràm bạt ngàn hơn 800ha. Khu rừng tràm này khá rộng, thỉnh thoảng xen lẫn vài lùm sim tím, lau sậy cùng tiếng chim hót râm ran tạo cho nơi đây một khung cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, vừa hoang sơ vừa tươi trẻ. Khám phá khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười du khách còn được nhìn ngắm những cánh đồng sen bát ngát.
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-8
 
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-9

Khám phá khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười du khách sẽ được nhìn ngắm .những cánh đồng sen bát ngát.

5. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen tại huyện Tân Hưng, Long An, nơi đây có khu sinh thái vùng lõi rừng tràm rộng hai nghìn héc-ta, phần còn lại là rừng tràm kinh tế và vùng đệm để sản xuất nông nghiệp. Với địa hình đa dạng theo sinh thái kiểu vùng đầm lầy ngập nước tạo cho Láng Sen một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Không những thế, nơi đây còn có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-10
 
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-11
 Với sinh cảnh được bảo tồn, Láng Sen là “nhà” của hơn 140 loài chim, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm có tên trong Sách đỏ…
6. Làng cổ Phước Lộc Thọ
Làng cổ Phước Lộc Thọ (xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) là nơi duy nhất của Việt Nam tập trung nhiều nhà cổ trên khắp mọi miền đất nước. Ngôi làng được chia làm 2 khu riêng biệt là khu tham quan và khu ăn uống, giải trí, nghỉ dưỡng. Nơi đây là điểm du lịch dành cho những người yêu thích không gian cổ xưa, trở về với nguồn cội dân tộc bên những ngôi nhà cổ mang bản sắc ba miền đất nước.
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-12
Cổng chính vào khu du lịch làng cổ Phước Lộc Thọ được xây dựng cách điệu như một cổng thành thời xưa. Ngay sau cổng vào là một hòn non bộ lớn, với những con chim đang rỉa cá và thác nước tuôn chảy róc rách. 
7. Chùa Thiên Phước
Chùa Thiên Phước (ấp Cầu, xã Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An) Chùa được xây dựng đầu tiên vào năm 1933, đến năm 1994 thì được trùng tu lại với quy mô lớn. Điện Phật ở tầng lầu được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Bổn sư Thích Ca tọa thiền trên đài sen, hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Ở sân chùa có Quan Âm Các.
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-13
 Chùa Thiên Phước được xây dựng đầu tiên vào năm 1933, đến năm 1994 thì được trùng tu lại với quy mô lớn.

8. Chùa Tôn Thạnh
Chùa Tôn Thạnh (xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) Qua nhiều lần trùng tu, chùa Tôn Thạnh ngày nay không còn nguyên vẹn cảnh như xưa. Thay vào đó là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, hành lang phía đông, hành lang phía tây, mái ngói, tường gạch. Tuy nhiên, chùa Tôn Thạnh vẫn giữ được nét cổ xưa. Qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX, các hoành phi câu đối chữ Hán sơn son thếp vàng và giá trị nhất là pho tượng Địa Tạng Vương Bồ tát.
Đến chùa Tôn Thạnh ngày Tết, là ghé thăm một danh lam của đất Gia Định xưa, thắp nén tâm hương trước Tam Bảo, bảo tháp của Thiền sư Viên Ngộ và tưởng nhớ nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu ngày nào đã từng ở tại chùa Tôn Thạnh viết nên những áng thơ, văn tuyệt tác để lại cho đời càng làm chuyến đi thêm phần ý nghĩa.
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-14
 Tổ đình Tôn Thạnh thuộc địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, có lịch sử hơn 200 năm tuổi, một di tích lịch sử đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng cấp Quốc gia ngày 27/11/1997 theo quyết định 2890-VH/QĐ, ngôi chùa duy nhất gắn liền với sự nghiệp văn chương của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, một ngôi chùa nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học.
9. Miếu bà Ngũ Hành
Miếu bà Ngũ Hành tọa lạc bên bờ Rạch Tràm, tại chợ Long Thượng, thờ Ngũ Hành Nương Nương - vị thần được thờ rất nhiều ở các đình Nam bộ giúp cho phong điều vũ thuận – quốc thới dân an. Ở Long Thượng ngày nay không ai xác định được miếu Ngũ Hành xuất hiện vào lúc nào, nhưng như chúng ta biết, miếu là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng dân gian phục vụ cho nhu cầu tinh thần cơ bản của làng, ắt hẳn nó xuất hiện trong quá trình khai hoang lập ấp.
Tọa lạc tên diện tích 520m2, mặt tiền đối diện với chợ Long Thượng, miếu Bà Ngũ Hành ngày nay lợp bằng ngói âm dương vách và hệ thống cột bằng bê tông. Miếu được xây theo kiểu kiến trúc đình làng Nam bộ gồm 2 nhà vuông nối nhau, trong miếu có bàn thờ chánh đặt ở giữa. Miếu Bà Ngũ Hành còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như bao lam, hoành phi, liễn đối, khánh thờ chạm trổ tinh vi, thếp vàng rực rỡ. Qua nhiều lần trùng tu, Miếu vẫn giữ được kiến trúc tứ trụ, nghệ thuật chạm trổ tinh xảo, đặc biệt là những tư liệu phong phú và quý hiếm, là đối tượng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
Lễ vía Bà Ngũ hành ở Long Thượng là dịp để quần chúng nhân dân địa phương giao lưu, thông cảm, củng cố tinh thần cố kết cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước, thu hút hàng ngàn lượt người hành hương từ khắp nơi đổ về. Riêng chương trình Hát bóng rỗi diễn ra khá đặc sắc và thực hiện khá đầy đủ các nghi thức trong hệ thống nghi lễ của của chương trình Hát bóng rỗi. Đây là đối tượng để các nhà nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng dân gian và nghệ thuật diễn xướng dân gian ở Nam bộ nghiên cứu. Với những ý nghĩa nêu trên, Miếu Bà Ngũ Hành đã được Ủy Ban nhân dân tỉnh Long An ra Quyết định số 400/QĐ-UB công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 22/02/1997.
Tet nay, du xuan o dau tai Long An?-Hinh-15
 Lễ vía Bà Ngũ hành ở Long Thượng là dịp để quần chúng nhân dân địa phương giao lưu, thông cảm, củng cố tinh thần cố kết cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước, thu hút hàng ngàn lượt người hành hương từ khắp nơi đổ về.
Ngoài ra, để kịp thời kích cầu, phục hồi du lịch cũng như thu hút, tạo điều kiện để du khách đến Long An. Tết năm nay, một trong những điểm nhấn của du lịch Long An là chương trình trải nghiệm nông sản đặc sản do ngành nông nghiệp và ngành du lịch phối hợp thực hiện. Du khách sẽ được chèo xuồng khám phá dòng sông thơ mộng, thưởng thức nông sản đặc sản của địa phương.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An cho biết: "Long An đang tập trung vào du lịch miền sông nước sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm, đây là thế mạnh của Long An. Với những chương trình đặc sắc được chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng từng hoạt động. Tôi tin tưởng rằng khi du khách đến đây sẽ có ấn tượng về Long An, về hình ảnh, con người Long An và ấn tượng về sự thân thiện của người dân bản xứ. Tin tưởng rằng từ đó sẽ có sự quảng bá và lan tỏa".

Hữu Thông

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN