Uống sữa đậu nành như nào để tránh độc hại?

Có người cho rằng sữa đậu nành đã đun sôi không được cho vào cốc giữ nhiệt vì như thế sẽ độc hại. Điều này đúng hay sai?
Là một thức uống quốc dân, sữa đậu nành được rất nhiều người ưa thích, là món khoái khẩu của mọi người bởi không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng, quan trọng nhất là giá thành rẻ. Nhưng dù vậy, những thứ phổ biến, thông dụng lại càng có ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Sữa đậu nành có nên để trong cốc giữ nhiệt hay không?
Có người cho rằng sữa đậu nành đã đun sôi không được cho vào cốc giữ nhiệt, nếu không sẽ bị hỏng bởi sữa đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời cũng dễ sinh vi khuẩn. Sau khi làm sữa đậu nành, hãy uống sớm nhất có thể.
Trên thực tế, nếu cho sữa đậu nành vào cốc giữ nhiệt, tốc độ nguội của sữa sẽ chậm lại rất nhiều, đặc biệt là khoảng 50-60℃, cốc giữ nhiệt đơn giản trở thành môi trường nuôi cấy vi khuẩn tốt nhất.
Quả thật nếu để lâu, một số lượng lớn vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sôi, rõ ràng người ta không phân biệt được nếu chỉ kiểm tra qua mùi vị của chúng.
Tuy nhiên, sữa đậu nành để trong cốc giữ nhiệt vài tiếng rồi mới uống thực tế không có vấn đề gì nhưng sau một thời gian dài, nó sẽ mất đi ít nhiều hương vị, cũng có thể nhiễm khuẩn. Vì vậy, sữa đậu nành có thể để trong cốc giữ nhiệt nên uống càng sớm càng tốt.
Uong sua dau nanh nhu nao de tranh doc hai?
 Ảnh minh hoạ. 
Cốc giữ nhiệt có thành phần kim loại, liệu sữa đậu nành có sinh ra chất độc hại không?
Một số người cũng sẽ nói rằng do cốc giữ nhiệt được làm bằng thép không gỉ nên một số thành phần trong sữa đậu nành như saponin có thể giúp đánh tan cặn bám trên thành trong của cốc giữ nhiệt, khiến sữa bị nhiễm độc.
Nhưng trên thực tế, chỉ cần bạn mua cốc giữ nhiệt từ nguồn đảm bảo thì về cơ bản bạn không phải lo lắng về vấn đề này. Theo các tiêu chuẩn quốc gia có liên quan, lượng crôm di chuyển trong đồ dùng bằng thép không gỉ không được vượt quá 0,4 mg/decimet vuông, vì vậy, hàm lượng này sẽ không đạt đến mức gây ngộ độc hoặc sản sinh ra các chất có hại.
Sữa đậu nành để qua đêm có uống được không?
Trên thực tế, nó chủ yếu phụ thuộc vào việc bạn có lưu trữ đúng cách hay không. Dưới nhiệt độ cao, sữa đậu nành rất dễ bị biến chất, nếu không uống sữa đậu nành làm ngay trong ngày, không để tủ lạnh đúng cách thì về cơ bản sữa đậu nành rất dễ bị nhiễm độc.
Một lần nữa, nên uống sữa đậu nành ngay sau khi làm và cố gắng uống hết trong ngày. Nhưng nếu không uống hết được thì nên cho sữa đậu nành vào tủ lạnh, hôm sau muốn uống thì hâm lại là ổn.
Uong sua dau nanh nhu nao de tranh doc hai?-Hinh-2
Ảnh minh hoạ. 
Bạn có thể uống sữa đậu nành mỗi ngày không?
Có người cho rằng sữa đậu nành chứa đạm thực vật không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể con người, uống sữa đậu nành mỗi ngày sẽ làm tăng gánh nặng cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất của cơ thể. Nếu đạm thực vật thực sự khó tiêu hóa, khó đi vào máu người, trực tiếp đào thải ra khỏi cơ thể thì làm sao có thể tăng thêm gánh nặng cho cơ thể? Rõ ràng câu nói này là sai.
Việc uống sữa đậu nành ở mỗi người là khác nhau, trên thực tế, chỉ cần cơ thể bạn phù hợp với việc uống sữa đậu nành, uống điều độ mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đây là một loại cây trồng tương đối hiếm có thể cung cấp protein chất lượng cao.

Mời quý độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử lý ngộ độc tại nhà. Nguồn video: Vinmec.

Kiều Dụ (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN