Tục hỏa táng ở Việt Nam có từ khi nào?
Mặc dù tục hỏa táng có lịch sử lâu dài nhưng đây không phải là hình thức an táng chủ đạo ở Việt Nam. Trong hàng nghìn năm người Việt vẫn quan niệm địa táng là cách thức tốt nhất tiễn đưa người quá cố.
T.B (tổng hợp)
-
Hỏa táng hay hỏa thiêu tức là dùng lửa thiêu thi thể người chết thành tro bụi. Tro cốt này sau sẽ được đựng trong hũ, bình, hoặc thả xuống sông, xuống biển tùy theo di nguyện của người chết, hoặc theo tập tục, chủ ý của gia đình người quá cố.
-
Đây là một hình thức an táng được ghi nhận ở các nền văn hóa từ Đông sang Tây, được áp dụng từ thời kỳ sơ khai của lịch sử loài người cho đến tận ngày nay.
-
Ở Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu, tục hỏa táng đã có từ thời xa xưa. Căn cứ vào khảo cổ học, tục lệ này có thể đã có từ thời Hùng Vương, thể hiện qua những mảnh thi thể cháy xém, cùng những vật dụng cháy dở khác nằm trong trống đồng, thạp đồng.
-
Ngoài ra, trong các mộ chum của văn hóa Sa huỳnh - nền văn hóa tồn tại song song với văn hóa Đông Sơn - cũng có chứa tro cốt. Tuy nhiên, có thể tục hỏa táng ở Việt Nam đã xuất hiện từ các thời kỳ xa xưa hơn, dù các chứng cứ vật chất chưa được tìm thấy.
-
Mặc dù có lịch sử lâu dài, hỏa táng không phải là hình thức an táng chủ đạo ở Việt Nam, do trong hàng nghìn năm người Việt vẫn quan niệm rằng địa táng là cách thức tốt nhất để tiễn đưa người quá cố.
-
Cụ thể, theo người xưa, mỗi con người luôn có phần linh hồn đồng hành cùng thể xác. Bên cạnh đó con người cũng còn có cả vía hay phách. Sau khi chết, thể xác mặc dù không còn linh hồn, nhưng linh hồn đó ít nhiều chịu ảnh hưởng từ thể xác.
-
Ngoài ra, các quan niệm về phong thủy, quan điểm thường cho rằng, sống chỉ là tạm bợ, chết mới là bắt đầu một đời sống khác lâu dài... nên địa táng vẫn được đề cao. Phải đến thế kỷ 20, hỏa táng mới được khuyến khích và trở thành xu thế phổ biến...
-
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC1
T.B (tổng hợp)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile