Trẻ 11 tuổi xơ gan vì thói quen ăn uống này

Mới 11 tuổi nhưng thùy gan phải của Tiểu Lâm bị xơ gan nặng. Điều đáng buồn, nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh.
Tiểu Lâm (ở Trung Quốc) năm nay 11 tuổi nhưng nặng tới 77kg. Cơ thể bé mập mạp, mắt to, mày rậm khiến bố mẹ rất hài lòng.
Trong lần khám sức khỏe ở trường năm ngoái, bác sĩ phát hiện Tiểu Lâm có nồng độ transaminase cao, đề nghị phụ huynh đưa Tiểu Lâm đi khám. Kết quả cho thấy bé mắc chứng gan nhiễm mỡ trung bình, kích thước thùy gan phải đạt tới 148mm – kích thước lớn hơn so với người khỏe mạnh.
Sau 1 năm điều trị, tình trạng bệnh của Tiểu Lâm chuyển thành gan nhiễm mỡ nhẹ. Mặc dù số liệu được cải thiện nhưng vẻ ngoài của Tiểu Lâm to hơn nhiều so với năm ngoái. Để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ khuyên nên kiểm tra chuyên sâu. Không ngờ, Tiểu Lâm bị xơ gan nặng. Nếu không điều trị, bệnh có thể chuyển biến thành ung thư gan.
Tre 11 tuoi xo gan vi thoi quen an uong nay
Mới 11 tuổi nhưng bệnh nhân mắc xơ gan nặng. Ảnh: ABLW
Nghe bác sĩ chẩn đoán con mình mắc “bệnh người già”, bố mẹ Tiểu Lâm rất bất ngờ. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ nhận thấy tình trạng xơ gan nặng của trẻ có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh.
Hóa ra, Tiểu Lâm ăn rất khỏe. Mỗi bữa, cậu ăn 3 bát cơm trắng mới thấy no. Không chỉ ăn nhiều, bé chỉ thích ăn thịt, nhiều dầu và muối. Gia đình thấy trẻ ăn nhiều, không kiểm soát mà chiều theo sở thích không lành mạnh của Tiểu Lâm. Điều đáng bàn, tiêu thụ quá nhiều carbohydrate dễ dẫn đến béo phì, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính.
Béo phì ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất hiện tại mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến béo phì ở tuổi trưởng thành như tiểu đường, bệnh tim mạch. Để tốt cho sức khỏe, chuyên gia khuyên nên theo đuổi chế độ ăn cân bằng, duy trì cân nặng bình thường.
Tre 11 tuoi xo gan vi thoi quen an uong nay-Hinh-2
 Béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến béo phì ở tuổi trưởng thành. Ảnh: ABLW
Cụ thể, tỷ lệ năng lượng của 3 bữa cần phân bổ hợp lý, chia đều cho mỗi bữa ăn. Đảm bảo ăn 3 bữa một ngày với nhiều loại thực phẩm, nhai chậm. Khoảng cách giữa 2 bữa nên cách nhau 4-6 giờ. Bữa sáng chiếm 25-30% tổng năng lượng trong ngày. Bữa trưa là 30-40% và bữa tối là 30-35%.
Tuyệt đối không bỏ bữa sáng. Đảm bảo bữa sáng đủ dinh dưỡng với các thực phẩm như ngũ cốc, khoai tây, thịt gia cầm, trứng, sữa hoặc các loại đậu, hoa quả tươi. Bữa trưa ăn đầy đủ trong khi bữa tối ăn vừa phải, ít chất béo.
Không thay thế 3 bữa chính bằng bánh ngọt hoặc đồ ăn nhẹ. Tránh xa các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều muối, đường và chất béo; tránh xa rượu. Nếu thích ăn vặt, bạn nên chọn thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh, sản phẩm từ sữa đậu nành và các loại hạt. Các món chiên, mặn, nhiều đường dù hấp dẫn cần hạn chế tối đa.
Uống đủ nước (800-1400ml) mỗi ngày, chia thành nhiều lần. Nên uống nước đun sôi, mỗi giờ uống khoảng 200ml. Tuyệt đối không để khát mới uống. Những loại đồ uống có cồn và có đường không được khuyến khích.
Không ăn kiêng hoặc ăn quá nhiều, duy trì cân nặng hợp lý. Trường hợp trẻ suy dinh dưỡng nên tăng cường thực phẩm giàu protein chất lượng cao như cá, thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm từ đậu nành. Trẻ thừa cân, béo phì cần tích cực vận động kết hợp chế độ ăn uống hợp lý.
Tập thể dục mỗi ngày, tăng cường các hoạt động ngoài trời. Bạn nên duy trì 60 phút vận động cường độ vừa mỗi ngày. Ít nhất 3 lần một tuần các hoạt động thể chất cường độ cao (chạy đường dài, bơi lội, chơi bóng rổ), 3 lần tập các bài tập sức đề kháng (chống đẩy, đứng lên ngồi xuống, kéo xà) và các bài tập tăng cường xương (bóng rổ, nhảy dây,...)
Cuối cùng, chúng ta cần ngủ đủ giấc mỗi ngày. Học sinh tiểu học nên ngủ 10 giờ mỗi ngày. Học sinh trung học cơ sở 9 giờ và học sinh trung học phổ thông là 8 giờ.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hàng loạt quốc gia khẩn trương điều tra bệnh "viêm gan" bí ẩn ở trẻ em

Nguồn video: THDT


Định Tâm (Theo ABLW)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN