Vô vàn chủng loại, giá từ 50.000 đồng đến 8 triệu đồng/sản phẩm
Tìm kiếm từ khóa “collagen Việt Nam”, người tiêu dùng hoàn toàn có thể “lạc lối” trong hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm viên nén, nước uống bổ sung collagen khác nhau. Vì được sản xuất, phân phối tại Việt Nam, mà mức giá của những sản phẩm này cũng vô cùng đa dạng, dao động từ 50.000 đồng cho đến 7-8 triệu đồng/sản phẩm.
Đa số các sản phẩm bổ sung collagen đều có thể dễ dàng tìm thấy trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, mạng xã hội Facebook và một số website thương mại khác như trungtamthuoc, nhathuoc365, thegioiskincare, collagenvietnam…
|
Chỉ với từ khóa "Collagen Việt Nam" đã có hơn 8 triệu kết quả tìm kiếm |
Thực tế, đã có những sản phẩm viên nén, nước uống collagen được quảng cáo không đúng với chức năng và hiệu quả, khiến doanh nghiệp sản xuất hay đơn vị phân phối nhận cảnh báo, thậm chí là xử phạt hành chính.
Một số đơn vị từng bị xử phạt có thể kể đến như: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Thương mại Lychee với hành vi quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng 82x sakura placenta, 82x sakura collagen, 82x classic collagen gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Green Beauty Cần tây - Tảo xoắn - Diệp lục - Collagen - Glutathion gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Công ty TNHH XNK N-Collagen bị phạt 35 triệu đồng vì nhãn hàng hóa có hình ảnh, thông tin không đúng bản chất và sự thật về hàng hóa…
Loạt sản phẩm viên nén, nước uống bổ sung collagen “sản xuất tại Việt Nam” đang được quảng cáo khá nhiều trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: Viên uống Orinale Collagen; Nước uống Crown Collagen Việt Nam; Viên uống Collagen Việt Nam Tây Thi; Viên uống Collagen BC; Viên uống Collagen Glutathion Rostech; Viên uống Glutathione Collagen GH, Viên Uống P&T Collagen…
Đa số các sản phẩm bổ sung collagen đều có thể dễ dàng tìm thấy trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, mạng xã hội Facebook và một số website thương mại khác như trungtamthuoc, nhathuoc365, thegioiskincare, collagenvietnam…
Thực tế, đã có những sản phẩm viên nén, nước uống collagen được quảng cáo không đúng với chức năng và hiệu quả, khiến doanh nghiệp sản xuất hay đơn vị phân phối nhận cảnh báo, thậm chí là xử phạt hành chính.
Một số đơn vị từng bị xử phạt có thể kể đến như: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Thương mại Lychee với hành vi quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng 82x sakura placenta, 82x sakura collagen, 82x classic collagen gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Green Beauty Cần tây - Tảo xoắn - Diệp lục - Collagen - Glutathion gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Công ty TNHH XNK N-Collagen bị phạt 35 triệu đồng vì nhãn hàng hóa có hình ảnh, thông tin không đúng bản chất và sự thật về hàng hóa…
|
Quảng cáo TPCN bổ sung collagen với nhiều công dụng bị thổi phồng |
Quảng cáo TPCN collagen như thần dược
Về cơ bản, do collagen được coi là một chất bổ sung hàng ngày an toàn và không độc hại cho những người khỏe mạnh, hầu hết mọi người sẽ không gặp tác dụng phụ bất lợi, nên nhiều chị em sử dụng sản phẩm bổ sung collagen như một loại TPCN có tác dụng làm đẹp, thậm chí là điều trị một số bệnh lý về da.
Có thể kể đến sản phẩm có tên Viên sủi trắng da Napu Collagen của Công ty cổ phần dược phẩm Fresh Life, được quảng cáo là kết quả của công trình nghiên cứu giữa các chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam, Napu Collagen tích hợp các hoạt chất có tính năng ưu việt trên dây chuyền công nghệ hiện đại giúp loại bỏ làn da đen sạm, không đều màu, chống lão hóa, xóa mờ thâm nám, tàn nhang mang lại làn da trắng hồng, rạng rỡ cho các chị em phụ nữ.
|
Napu Collagen được quảng cáo giúp loại bỏ làn da đen sạm, xóa mờ thâm nám, tàn nhang... dễ mang lại cảm giác như phương thức điều trị bệnh lý về da |
Hay một sản phẩm nước uống Collagen Cordyceps của Công ty TNHH Dược phẩm Genetic (Hà Nội), “mạnh dạn” quảng cáo trên facebook và các sàn thương mại điện tử là có liên quan hoặc do chính các nhà khoa học Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam sáng chế. Collagen Cordyceps được quảng cáo có công dụng: Làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn ngừa tình trạng hao hụt collagen, elastin dưới da; Kích thích sản sinh tế bào mới, collagen tự nhiên giúp làn da phục hồi nhanh chóng, xóa mờ vế thâm nám, tàn nhang, cân bằng màu da, duy trì sự đàn hồi cho da; Dưỡng trắng da, cho làn da trắng hồng; Điều tiết dầu thừa, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm mụn…
Loạt sản phẩm mang thương hiệu N-Collagen của Công ty XNK N-Collagen cũng thường xuyên quảng cáo thổi phồng công dụng. Ví dụ sản phẩm Body Phân tử nước NCollagen được quảng cáo “cứ dùng là trắng”...
Để người tiêu dùng thêm tin tưởng, các đơn vị kinh doanh sản phẩm bổ sung collagen này không ngần ngại mời nghệ sĩ, ca sĩ, người nổi tiếng để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Với nhiều chiêu trò quảng cáo và số lượng khổng lồ các sản phẩm bổ sung collagen đang bủa vây, người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là sản phẩm tốt hay sản phẩm có thực sự cần thiết cho bản thân. Ngoài ra, việc quảng cáo collagen bổ sung hàng ngày an toàn, không độc hại, giúp làm đẹp, thậm chí là hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về da có thể gây tốn kém, kéo dài thời gian điều trị và làm mất cơ hội điều trị sớm một số bệnh lý da liễu của người tiêu dùng.
|
Sản phẩm mang thương hiệu N-Collagen với quảng cáo "cứ dùng là trắng". |
Cẩn trọng tác dụng phụ khi sử dụng
TS. Vũ Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Viện Da liễu Hà Nội cho biết, chọn mua collagen không phù hợp cơ địa, không có nguồn gốc rõ ràng chất lượng kém dẫn đến uống collagen không hiệu quả mà còn gây một số tác dụng phụ. Để tránh uống collagen có tác dụng phụ, các chị em phải lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo về chất lượng, thông tin xuất xứ, nguồn gốc, thành phần, tác dụng… Nên mua tại các địa chỉ uy tín, các công ty lớn, nhà thuốc bệnh viện.
Khi mua cũng phải chú ý xem xét kỹ thành phần để chọn loại collagen có hàm lượng phù hợp nhất với cơ thể. Collagen có dạng bột, dạng nước, dạng thủy phân, dạng bôi, dạng uống, loại chiết xuất từ da cá, sụn cá, da bò, da lợn… Mỗi hãng lại có công thức kết hợp collagen với các axit amin, vitamin, canxi… riêng biệt. Một số sản phẩm collagen làm từ da lợn, da bò, da cá có chứa hàm lượng canxi cao so với collagen thủy phân. Người đang thừa canxi hoặc đã bổ sung canxi hàng ngày, nếu chọn sản phẩm collagen có hàm lượng canxi cao sẽ gây thừa canxi.
Theo các nghiên cứu, lượng collagen mà cơ thể con người có thể hấp thụ chỉ từ 1.000mg – 1.500mg nên không cần thiết phải sử dụng chế phẩm collagen hàm lượng quá cao. Các chế phẩm hàm lượng thấp lại hạn chế tác dụng. Mặc dù là thực phẩm chức năng nhưng bổ sung vào cơ thể cũng phải căn cứ theo thể trạng từng người. Mỗi người có một thể trạng khác nhau. Người có bệnh nền, bệnh huyết áp, dạ dày, người thừa canxi, người thiếu canxi… sẽ phù hợp với mỗi loại chế phẩm collagen khác nhau. Sử dụng collagen quá liều có thể khiến cho lượng canxi trong cơ thể bị tăng lên hoặc gặp phải các phản ứng phụ như dị ứng, mọc mụn, ngứa, mệt mỏi, tăng cân, huyết áp không ổn định…
Các nghiên cứu về collagen và da liễu cho thấy, chị em nên dùng collagen khi bụng đói để tránh axit trong dạ dày hòa tan và làm tiêu hao collagen. Thời điểm tốt nhất để dùng collagen trước bữa ăn khoảng 30 phút. Đây là thời điểm hấp thu chất dinh dưỡng và collagen giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và sản sinh tế bào mới hiệu quả nhất.
Luật sư Nguyễn Văn Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phân tích, hành vi quảng cáo sản phẩm không được kiểm chứng về nguồn gốc xuất xứ, công dụng thực tế, thổi phồng công dụng sản phẩm của một số nghệ sĩ có thể coi là tiếp tay, đồng phạm với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi “lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo” theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, các nghệ sĩ cũng có thể bị xử lý hình sự, liên đới trách nhiệm nếu đã bị xử lý vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm hoặc đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 8, Luật Quảng cáo năm 2012 (sửa đổi năm 2018) và Điều 197, Văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự.