Cô Triệu, 43 tuổi, người Thiểm Tây, Trung Quốc, là công nhân làm việc trên công trường, ngày nào cũng đi sớm về muộn. Trên công trường, cô Triệu làm việc rất nhanh nhẹn, không yếu hơn đàn ông chút nào, mọi người trên công trường đều ngưỡng mộ cô.
Thế nhưng 6 tháng qua, cô Triệu thường cảm thấy vô lực và mệt mỏi. Song, do làm công việc chân tay, cô Triệu nghĩ chắc do lao động quá sức dẫn đến mệt nên không để ý lắm.
Cách đây một thời gian, cô Triệu đột nhiên ngất xỉu khi đang chuyển đồ trên công trường, các công nhân khác vội đưa cô đến bệnh viện. Sau khi bác sĩ kiểm tra, người ta phát hiện ra rằng lượng đường trong máu của cô Triệu cao tới 16,2mmol/L, chứng minh cô đã mắc bệnh tiểu đường.
|
Ảnh minh hoạ. |
Nhận được kết quả, cô Triệu bàng hoàng bởi cô ăn uống bình thường, không thích đồ ngọt, không uống nước ngọt, ít ăn trái cây. Sau khi hỏi kỹ, cô được bác sĩ cho biết, nguyên nhân bệnh tiểu đường của cô Triệu quả thật liên quan đến chế độ ăn uống của cô.
Hoá ra, cô Triệu ăn quá nhiều cơm trắng. Bởi vì làm việc nặng, bữa trưa nào cô Triệu cũng ăn đến 4 bát cơm trắng, tối cũng phải ăn hơn 3 bát cơm. Chế độ như thế kéo dài khiến lượng đường trong máu tăng lên, cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường.
Theo bác sĩ, cô Triệu phải khống chế lượng tinh bột nạp vào bởi tinh bột sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường trong cơ thể, được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ, dẫn đến đường huyết không ngừng tăng cao.
Những người có lượng đường trong máu cao phải nâng cao yêu cầu về chế độ ăn uống, kiểm soát chặt chẽ lượng calo và đường huyết, ăn ít đồ ăn vặt, thịt mỡ, mì và các loại thực phẩm khác.
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng giảm cân có thể giúp cải thiện tình trạng lượng đường trong máu đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, những người có lượng đường trong máu cao cũng nên chú ý đến việc kiểm soát cân nặng.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm.