-
Vải chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Theo Heathline, 100g vải chứa 66 calo, 0,8g protein, 16,5g carbs, 15,2g đường, 1,3g chất xơ và 0,4g chất béo.
-
Vải cũng có chất chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm, chống vi khuẩn, chống virus, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch... Vải đặc biệt giàu polyphenol (chất chống oxy hóa từ thực vật), bao gồm proanthocyanidins, có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về tim, ung thư và các bệnh khác.
-
Là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng của vải với sức khỏe đã được chứng minh. Dù vậy theo khuyến cáo của chuyên gia, người bị tiểu đường, người bị nóng trong… nên hạn chế ăn vải. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh thời điểm không nên ăn vải dưới đây.
-
Khi đói. Đây là một trong những thời điểm tuyệt đối không nên ăn vải. Nguyên nhân bởi ăn vải khi đói sẽ khiến cơ thể nạp nhiều đường trong thời gian ngắn. Điều này dễ gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Để tốt cho sức khỏe, thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa cơm, bởi lúc này cơ thể đã tích lũy đủ lượng nước muối qua thức ăn nên không sợ say, nóng.
-
Khi mọc mụn nhọt. Vải vốn chứa nhiều đường lại có tính nóng, do vậy tránh ăn vải khi bị mụn nhọt. Khi đi vào cơ thể, những thành phần này sẽ khiến tình trạng mọc mụn và nhiệt trở nên trầm trọng hơn.
-
Tương tự, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, rôm sảy, lẹo mắt cũng nên hạn chế ăn vải.
-
Phụ nữ trước và trong kì kinh nguyệt. Trước và trong kì kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ dễ mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Hậu quả là, chị em dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, mất ngủ, khó chịu, bồn chồn, mệt mỏi... Trong khi đó, dưỡng chất trong trái vải lại ảnh hưởng trực tiếp đến hormone, khiến tình trạng càng trở nên trầm trọng.
-
Khi vải còn xanh. Trang WebMD thông tin, vải chưa chín chứa độc tố hypoglycin A và methylenecyclopropyl-glycine (MCPG) có thể gây nôn, ói nếu ăn nhiều. Được biết, Hypoglycin A là một axit amin tự nhiên trong những trái vải chưa được thu hoạch, vẫn còn xanh. Nó gây hiện tượng nôn mửa ở mức nặng.
-
Trong khi đó, MCPG là một hợp chất độc được tìm thấy trong hạt vải làm giảm lượng đường trong máu đột ngột, nôn ói kèm bất tỉnh, hôn mê, thậm chí tử vong. Ăn nhiều vải thiều còn xanh khi bụng đói sẽ gây ra các cơn sốt cao, co giật và tử vong ở trẻ nhỏ.
-
Để nhận được lợi ích từ loại quả này, chuyên gia khuyến cáo, người bình thường chỉ nên ăn từ 5 - 10 quả/ngày. Chỉ ăn quả vải đã chín, không nhai, cắn hạt vải khi ăn; Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, “say vải”, ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.
-
Khi ăn cần chú ý ăn cả lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải vì những phần này có tác dụng giảm sinh hỏa trong cơ thể. Ảnh: Internet.
-