Thanh niên thường đi đại tiện ra máu, nguyên nhân là... lưỡng tính

Thường xuyên đi ngoài ra máu, chàng trai tưởng mình mắc bệnh tiêu hóa, không ngờ rằng đó lại là phản ứng... đến kỳ.
Cách đây vài ngày, Bệnh viện Nhân Tể trực thuộc Đại học Y khoa Giao Thông Thượng Hải (Trung Quốc) tiếp nhận một trường hợp lưỡng tính hy hữu - nam thanh niên 26 tuổi.
Theo lời nam bệnh nhân, từ năm 16 tuổi, hàng tháng anh đều đi ngoài ra máu vào một thời điểm nhất định, giống như hành kinh, kèm theo đau bụng dưới. Tuy nhiên nghĩ rằng hệ tiêu hoá có vấn đề, anh chưa từng đi khám tổng quát.
Lần này, vì thấy quá mệt mỏi với chứng đau bụng dưới, anh quyết định đi khám tại bệnh viện lớn. Nào ngờ, sau khi kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ phát hiện nam bệnh nhân có nhiễm sắc thể 46XY, trông giống đàn ông, dáng người thấp, dị tật ở bộ phận sinh dục, có dương vật của nam giới, thường đi tiểu từ hậu môn và có nhiều biến chứng như huyết áp cao, hen suyễn và điếc nhẹ.
Thanh nien thuong di dai tien ra mau, nguyen nhan la... luong tinh
 Ảnh minh hoạ.
Sau khi kiểm tra thêm, nam bệnh nhân cũng được phát hiện có tử cung, cạnh tử cung có khối nghi là mô sinh dục, tuy nhiên do bệnh nhân không tiến hành kiểm tra thêm để làm rõ nên không thể xác định đó có phải là buồng trứng hay không.
Đối với trường hợp này, một cuộc thảo luận đa ngành đã diễn ra tại bệnh viện. Theo lời các chuyên gia về sản phụ khoa và tiết niệu, bệnh nhân cũng đã trải qua một loạt các nghiên cứu hình ảnh, soi niệu đạo, chụp niệu đạo, phẫu thuật thăm dò, v.v. để tìm hiểu khối bên cạnh tử cung là gì, loại tuyến sinh dục này thường có thể dẫn đến ung thư, khuyên nên cắt bỏ.
Bác sĩ Khâu Lệ Hoa, người điều trị chính cho nam bệnh nhân thẳng thắn nói rằng, "lưỡng tính" đã được đưa vào sách giáo khoa y học, nó được chia thành lưỡng tính thực sự và lưỡng tính giả.
Lưỡng tính thực sự chủ yếu liên quan đến số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường, nó có cả buồng trứng và tinh hoàn và nhiễm sắc thể là 46XX hoặc 46XY, hoặc thể khảm của cả hai.
Lưỡng tính giả có thể được chia thành "giả lưỡng tính nam" (với mô tinh hoàn, nhiễm sắc thể giới tính là XY, với cơ quan sinh dục ngoài hoặc trong của nữ) và "giả lưỡng tính nữ" (với mô buồng trứng, giới tính nhiễm sắc thể là XX, cơ quan sinh dục ngoài thể hiện các mức độ nam tính hóa khác nhau và dáng vóc thấp).
Một mặt, các yếu tố nội sinh, sai lệch nhiễm sắc thể giới tính và sự biệt hóa bất thường của tuyến sinh dục. Mặt khác, có những yếu tố ngoại sinh, chẳng hạn như thuốc mà người mẹ sử dụng khi mang thai, v.v.
"Đối với những trường hợp như vậy, dưới góc độ điều trị, chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ tuyến sinh dục để giải quyết tình trạng chảy máu hạ vị, sau đó kết hợp với việc bệnh nhân tự nhận thức về giới tính để quyết định có giữ lại dương vật hay không và có chuyển đổi giới hay không. Sau khi phẫu thuật tiết niệu kết hợp, nước tiểu sẽ được dẫn ra theo đường niệu đạo như thường", bác sĩ Khâu nói thêm.
Đồng thời, bác sĩ cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng, đối với những trường hợp hiếm hoi tương tự, cần đặc biệt chú ý đến việc điều trị tâm lý, bao gồm việc dần dần hình thành ý thức và chấp nhận bản sắc của bản thân, cũng như phổ biến thông tin cho xã hội tốt hơn. Hãy để công chúng hiểu rằng không nên có định kiến, phân biệt đối xử với nhóm đối tượng này để họ được thoải mái trong môi trường sống, làm việc tốt và được điều trị kịp thời.
>>> Mời quý độc giả xem video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19

 Nguồn video: THĐT

Kiều Dụ (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN