Theo đó, Viện KSND huyện Định Quán cáo buộc tài xế Hoàng Văn Tính (SN 1986, quê tỉnh Thừa Thiên - Huế) “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” thuộc trường hợp “làm chết 3 người trở lên” và “gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên”.
Phó Giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi (Công ty Thành Bưởi) Lê Dương (SN 1991, tỉnh Lâm Đồng) bị truy tố tội “điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Được biết, Công ty Thành Bưởi là doanh nghiệp sở hữu nhà xe Thành Bưởi nổi tiếng với tuyến đường vận tải từ TPHCM đi các tỉnh Tây Nguyên hoặc miền Tây.
Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, công ty Thành Bưởi được thành lập vào tháng 03/2000. Trụ sở chính tại số 266-268 Lê Hồng Phong, phường 4, quận 5, TP HCM.
Năm 2017, Thành Bưởi nâng vốn điều lệ từ 33 tỷ lên 80 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm ông Lê Đức Thành nắm 84,71%, con trai ông Thành là Lê Khánh (sinh năm 1986) nắm 15,29%.
Đến năm 2021 thì cơ cấu cổ đông của Thành Bưởi có sự thay đổi trong đó tỷ lệ sở hữu của ông Thành vẫn giữ nguyên còn toàn bộ tỷ lệ sở hữu của người con thì đã được sang tên cho một người con trai khách là Lê Dương (sinh năm 1991).
Đến nay, Thành Bưởi có 5 mảng hoạt động chính gồm: Vận chuyển hành khách; vận chuyển hàng hoá; cho thuê các loại xe; tour du lịch; chuyển tiền mua hàng nhanh.
Ông bà Thành Bưởi cũng đã mở thêm một số công ty khác như: Công ty TNHH Vận tải Thành Lê mà sau này đổi tên thành Công ty TNHH Môi trường Thành Lê và sau đó đổi tên thành Công ty TNHH Môi trường Du lịch Thành Lê. Một thời gian, công ty do 2 người con trai của ông bà làm chủ với tổng vốn điều lệ mới nhất là 20 tỷ đồng. Tuy vậy sau đó 40% vốn điều lệ được 1 người con chuyển sang tên của cá nhân tên Nguyễn Hồ Hữu Tùng, có địa chỉ tại Cần Thơ.
|
Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Công ty Thành Bưởi |
Ông bà Thành Bưởi cũng đã mở thêm một số công ty khác như: Công ty TNHH Vận tải Thành Lê mà sau này đổi tên thành Công ty TNHH Môi trường Thành Lê và sau đó đổi tên thành Công ty TNHH Môi trường Du lịch Thành Lê. Một thời gian, công ty do 2 người con trai của ông bà làm chủ với tổng vốn điều lệ mới nhất là 20 tỷ đồng. Tuy vậy sau đó 40% vốn điều lệ được 1 người con chuyển sang tên của cá nhân tên Nguyễn Hồ Hữu Tùng, có địa chỉ tại Cần Thơ.
Mối quan hệ giữa Công ty Thành Bưởi và CTCP Giày Sài Gòn (SSF) cũng được quan tâm nhiều khi mà công ty này lấy đất công để cho Thành Bưởi thuê làm bến. Và đến nay sau hơn 2 năm Thành phố HCM có quyết định thu hồi thì doanh nghiệp vẫn chưa trả lại đất. Hiện Thanh tra sở Tài nguyên môi trường đã trình UBND Thành phố HCM kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất đối với khu đất vàng này.
Điều đáng nói là khi nhìn vào BCTC của CTCP Giày Sài Gòn có thể thấy khoản phải thu ngắn hạn từ Thành Bưởi vào cuối năm 2015 là 323 triệu đồng, nhưng đến cuối năm 2022 khoản mục này đã ghi nhận lên đến mức 2,4 tỷ đồng. Ngoài ra thì Giày Sài Gòn cũng có khoản phải trả hơn 2 tỷ đồng đối với ông Lê Đức Thành và hơn 1 tỷ đồng đối với công ty Thành Bưởi tính vào thời điểm cuối năm ngoái.
|
Ông Thành và công ty Thành Bưởi cho Công ty cổ phần Giày Sài Gòn mượn vốn (Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp).
|
Chưa kể giày Sài Gòn còn có khoản vay nợ thuê tài chính với cá nhân ông Lê Đức Thành với dư nợ đến hết năm 2022 là 5 tỷ đồng. Trong đó hợp đồng vay ban đầu 3 tỷ đồng được thế chấp bằng quyền mua lại cổ phiếu quỹ của công ty khi công ty có nhu cầu bán ra. Hợp đồng 2 tỷ sau đó là vay tín chấp. Hiện tại giày Sài Gòn đang có 91.150 cổ phiếu quỹ tương tứng tỷ lệ gần 2,85%.