Ai là thủ phạm xả thải?
Liên quan đến việc nước máy tại Hà Nội bốc mùi lạ, nhà chức trách đã công bố nguyên nhân do nước đầu nguồn vào Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) bị nhiễm dầu thải.
Thông tin này cũng được Viwasupco trong văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội xác nhận. Theo đó, Viwasupco cho biết, vào khoảng 12h ngày 9/10/2019, nhân viên bảo vệ phát hiện ngoài cửa kênh dẫn nước hồ có váng chưa rõ nguyên nhân. Sau đó bảo vệ đã báo lãnh đạo Công ty cho hướng xử lý.
Sáng ngày 14/10, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ TN&MT, trả lời câu hỏi của PV về việc nhiều hộ dân ở TP Hà Nội sử dụng nước sạch sông Đà có mùi lạ do nước sông Đà (tỉnh Hòa Bình) bị ô nhiễm, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, người dân phát hiện một xe tải 2,5 tấn bơm dầu thải đổ trộm ra khe núi gần một con suối thuộc địa bàn của xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình.
Do trời mưa to, dầu từ khe núi chảy xuống suối rồi chảy vào kênh dẫn nước của Nhà máy Nước sạch sông Đà, cách con suối 800m. Đến ngày 9 và 10/10, phát hiện dầu loang, nhà máy đã huy động công nhân vớt dầu.
|
Nhà máy nước sạch Sông Đà. |
Ông Hoàng Văn Thức cho biết thêm, Tổng cục Môi trường đã yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo lực lượng chức năng tìm đối tượng xe tải chở dầu để xử lý. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã lấy mẫu nước để kiểm tra. UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo UBND xã Phúc Tiến và Phú Minh theo dõi vấn đề này; đồng thời giao cơ quan chức năng truy tìm thủ phạm đổ dầu vào đầu nguồn nước của Nhà máy Nước sạch sông Đà.
“Hành động vô trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp nào đó, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường" - ông Hoàng Văn Thức khẳng định.
Dư luận đặt ra câu hỏi, nếu trường hợp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hoặc doanh nghiệp vùng giáp ranh xả dầu thải xuống nguồn nước sạch nhà máy nước sạch sông Đà và nếu bắt được "hung thủ" thì đối tượng sẽ phải chịu tội thế nào?
Mức phạt có thể lên đến cả tỷ đồng
Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, hệ thống pháp luật về môi trường của Việt Nam ngày càng hoàn thiện làm cơ sở để bảo vệ môi trường trong tình trạng nguy cơ ô nhiễm cao như hiện nay. Ngoài Luật Môi trường, các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư cũng đã được ban hành nhằm bổ sung kịp thời quy phạm pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường.
Theo đó, mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường, pháp luật nghiêm cấm hành vi xả thải trái phép chưa qua xử lý ra môi trường, đặc biệt các chất thải nguy hại như dầu nhớt, hóa chất...
Vụ việc doanh nghiệp xả thải ra đầu nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân Hà Nội làm hết việc hết sức nghiêm trọng, bởi vậy các quan chức năng cần xác minh làm rõ hành vi sai phạm, làm rõ mức độ ô nhiễm môi trường, nguy hại đến sức khỏe của người khác để có hình thức xử lý phù hợp.
Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tùy vào hậu quả xảy ra mà hành vi xả chất thải ra môi trường, đặc biệt là đầu nguồn nước có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường.
Cụ thể, trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức phải xử lý hình sự thì hành vi gây ô nhiễm nguồn nước cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 19, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, mức phạt cao nhất có thể lên đến 1 tỷ đồng.
|
Váng dầu ở đầu nguồn nước sông Đà. |
"Như vậy, vụ việc gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn về sức khỏe của nhiều người dân thủ đô. Cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ hành vi vi phạm và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.
Nước sạch ở Hà Nội có mùi lạ: Chưa có câu trả lời - Video: VTC1
Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể xem xét xử lý hình sự. Trong trường hợp chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự thì vẫn có thể áp dụng quy định của Nghị định 155/2016/NĐ-CP để xử phạt hành chính đối với đơn vị tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật", luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
Tại Điều 235 Tội gây ô nhiễm môi trường được Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
d) Xả thải ra môi trường 500 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
đ) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
e) Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 100.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000 kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
h) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
c) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3) trên giờ.