Những quan niệm sai lầm phổ biến về túi khí trên xe hơi

Sau hơn nửa thế kỷ có mặt trên thị trường với vai trò bảo vệ hành khách mỗi khi tai nạn xảy ra, túi khí đã chứng minh được sự cần thiết của mình trên mỗi chiếc xe hơi. 
 
Trong suốt khoảng thời gian có mặt trên thị trường, nhiều sự cố của hệ thống an toàn này bắt đầu xảy đến và chúng nhanh chóng trở thành một ý niệm trong tâm trí người dùng. Dĩ nhiên là các hãng xe đã nhanh chóng xử lý và hoàn thiện túi khí xe ôtô để loại bỏ những sai lầm đó, tuy nhiên, hiện vẫn còn một số quan niệm sai lầm về hệ thống túi khí vẫn được “đồn đại” bởi các lái xe.
Nhung quan niem sai lam pho bien ve tui khi tren xe hoi
 Khi xảy ra vạ chạm, cảm biến sẽ có nhiệm vụ cập nhật những thông tin về tốc độ, mức độ va chạm…
Túi khí chỉ bung khi thắt dây an toàn
Đây là một trong những quan điểm sai lầm phổ biến nhất về túi khí ôtô. Túi khí có bung hay không không liên quan đến việc bạn có thắt dây an toàn hay không. Khi xảy ra vạ chạm, cảm biến sẽ có nhiệm vụ cập nhật những thông tin về tốc độ, mức độ va chạm… từ đó ECU sẽ quyết định kích hoạt túi khí hay không. Bạn có thể kiểm tra tình trạng của túi khí qua đèn báo lỗi túi khí trên bảng táp-lô. Nếu đèn bật sáng liên tục nghĩa là hệ thống túi khí trên xe ô tô đang gặp vấn đề trục trặc, cần kiểm tra ngay để khắc phục và đề phòng khi bất trắc xảy đến.
Nhung quan niem sai lam pho bien ve tui khi tren xe hoi-Hinh-2
Dây an toàn cũng là một trong các thiết bị bảo vệ rất quan trọng khi xe xảy ra va chạm. 
Tuy việc thắt dây không ảnh hưởng đến hoạt động túi khí. Nhưng dây an toàn cũng là một trong các thiết bị bảo vệ rất quan trọng khi xe xảy ra va chạm. Thắt dây an toàn sẽ vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, lại vừa tuân thủ Luật giao thông. Một số loại dây an toàn hiện đại cũng được tích hợp túi khí để giảm chấn động và vết thương gây nên bởi dây an toàn khi có tai nạn.
Khi xe va chạm túi khí sẽ bung
Với nhiều trường hợp ôtô va chạm nhưng túi không bung, nhiều người cho rằng xe bị lỗi túi khí hoặc hãng xe không lắp túi khí theo như quảng cáo, tuy nhiên, sự việc lại không hẳn như vậy. Điều này được lý giải bởi túi khí chỉ bung khi cảm biến nhận thấy gia tốc dừng của xe đủ lớn (thông thường là từ 2G trở lên). Những trường hợp nhỏ hơn các con số mà nhà sản xuất thiết lập tức là xe không phải dừng lại quá đột ngột thì túi khí sẽ không bung. Khi lực nhỏ hơn con số mà hãng thiết lập, đó là lúc đai an toàn trên xe cũng đã đủ bảo vệ hành khách mà không cần nhờ đến túi khí.
Nhung quan niem sai lam pho bien ve tui khi tren xe hoi-Hinh-3
 Khi lực nhỏ hơn con số mà hãng thiết lập, đó là lúc đai an toàn trên xe cũng đã đủ bảo vệ hành khách mà không cần nhờ đến túi khí.
Một ví dụ điển hình là xe ôtô chạy với vận tốc 70km/h đâm vào xe phía trước với tốc độ khoảng 50km/h nhưng túi khí không bung. Nguyên nhân do xe phía sau không phải dừng đột ngột và gia tốc không lớn hơn tiêu chuẩn mà hãng đề ra. Như vậy có thể thấy túi khí xe được nghiên cứu chỉ bung khi đủ điều kiện mà nhà sản xuất thiết lập. Không phải cứ xe va chạm là túi khí ôtô sẽ bung như một số người vẫn nghĩ. Điều này cũng giúp chủ nhân đỡ “đau đầu” hơn khi sửa xe sau tai nạn. Khi túi khí bung, nội thất cũng cần được làm lại.
Ôtô nào cũng có túi khí
Không phải xe ôtô nào cũng có túi khí dù đây thực sự là một trang bị an toàn cơ bản. Nhiều quốc gia bắt buộc xe ô tô phải có túi khí, nhưng cũng có các nước (trong đó có Việt Nam) chưa có quy định về điều này. Do đó vẫn có một số mẫu xe ô tô phiên bản giá rẻ, nhất là phiên bản xe chạy dịch vụ… không được trang bị túi khí. Vì thế khi mua xe nên tìm hiểu và kiểm tra thật kỹ về hệ thống túi khí, nhất là khi mua xe ôtô cũ.
Nhung quan niem sai lam pho bien ve tui khi tren xe hoi-Hinh-4
Những chiếc xe tập trung vào hiệu năng cao thường xuyên sử dụng bộ ghế ngồi ôm sát người lái và đai an toàn đa điểm cũng không trang bị túi khí. 
Những chiếc xe tập trung vào hiệu năng cao thường xuyên sử dụng bộ ghế ngồi ôm sát người lái và đai an toàn đa điểm cũng không trang bị túi khí. Điều này cũng dễ hiểu khi đai an toàn đa điểm thực chất đã cố định người ngồi vào ghế nên khi tai nạn xảy ra, người lái sẽ gần như không bị “quăng” bên trong khoang lái của xe, vì thế, túi khí cũng không cần thiết.
Bụi thải ra khi túi khí bung rất độc hại
Nhung quan niem sai lam pho bien ve tui khi tren xe hoi-Hinh-5
 Khi túi khí bung sẽ có tiếng nổ lớn kèm theo khói bụi.
Khi túi khí bung sẽ có tiếng nổ lớn kèm theo khói bụi. Khói bụi này là hỗn hợp khí ni-tơ và bụi mịn được thổi vào để kích hoạt túi khí căng phồng. Sau quá trình đó, khí và bụi trong túi khí sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài để làm xẹp túi khí và nhiều người nghĩ rằng khí này sẽ gây hại đến sức khỏe của hành khách trong xe. Sự thật không phải như vậy, hệ thống túi khí đã được phát triển liên tục trong hơn nửa thế kỷ và các nhà sản xuất cũng đã quan tâm rất nhiều đến sức khỏe người dùng bằng cách sử dụng các loại thuốc nổ và khí không gây nguy hại đến sức khỏe người dùng.
Túi khí phía trước an toàn với trẻ nhỏ
Nhung quan niem sai lam pho bien ve tui khi tren xe hoi-Hinh-6
 Túi khí phía trước an toàn với trẻ nhỏ
Một số nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương do túi khí bởi hệ thống an toàn này có lực bung lớn. Nếu trẻ nhỏ ngồi ở ghế trước, bạn nên kéo ghế ngồi lùi ra phía sau một chút để tránh túi khi tác động trực tiếp lên người trẻ. Trừ những trường hợp bất khả kháng, bạn tốt nhất nên để trẻ nhỏ ngồi ở hàng ghế sau và thắt dây an toàn đầy đủ để bảo đảm an toàn cho chúng.

Thảo Nguyễn

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN