Người dân TP HCM chọn App đi chợ nào nhanh và tiện?

Hệ thống siêu thị và các app đi chợ tại TP.HCM đang sẵn sàng hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19. Người dân cần bình tĩnh, mua sắm trật tự, đảm bảo giãn cách.
Sau khi TP HCM yêu cầu tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong 15 ngày từ 0h ngày 9/7, các ứng dụng giao đồ ăn như Now, Baemin, GrabFood... đều đồng loạt dừng hoạt động, vì vậy các ứng dụng đi chợ online đã trở thành “cứu cánh” cho rất nhiều người dân Sài Gòn.
Đi chợ hộ tăng mạnh
Theo ghi nhận, không chỉ đến khi toàn thành phố áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 mà trong suốt hơn 1 tháng qua, người tiêu dùng TP HCM đã chuyển mạnh sang mua thực phẩm tươi sống, đồ dùng thiết yếu... trên các kênh bán hàng trực tuyến để tránh tiếp xúc trực tiếp nơi đông người ở chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa.
Nguoi dan TP HCM chon App di cho nao nhanh va tien?
Lượng hàng hoá trong siêu thị tại TP.HCM những ngày giãn cách vẫn đầy đủ. Ảnh: Zing 
Theo Sở Công thương TP.HCM, với hơn 2.550 điểm bán có hình thức giao hàng trực tuyến, nguồn hàng đã được các siêu thị, cửa hàng phân bổ cho mảng online tăng cường gấp 2 - 5 lần so với trước.
Đại diện Grab cho biết công ty ghi nhận sự tăng trưởng số lượng đơn hàng trên dịch vụ GrabMart (đi chợ). Trong khi đó, nền tảng thương mại điện tử Shopee cũng đưa đồ tươi sống, trái cây... lên nền tảng của mình nhiều hơn. Không lâu sau khi ra mắt gian hàng ShopeeFarm với hàng loạt trái cây đặc sản vùng miền, sàn này tiếp tục phối hợp Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) đưa một số siêu thị Co.opmart lên sàn.
Theo đại diện Saigon Co.op, trong khi lượng khách đến mua sắm ở hệ thống Co.opFood tại TP.HCM tăng khoảng 20%, lượng đặt hàng qua điện thoại, online lại tăng gấp 3 lần so với trước.
Tại một số siêu thị Co.op ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, đơn hàng giao tận nhà tăng mạnh gấp 4 - 5 lần, như siêu thị Co.opMart Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp) có đơn hàng qua điện thoại tăng đến 5 lần.
Mức tăng trưởng đơn hàng qua app của siêu thị Emart cũng gấp 3 - 4 lần so với trước, khách chủ yếu mua nhu yếu phẩm. Hệ thống Big C, Go!, Tops Market có đơn hàng tăng 100 - 200% tùy ngày và chủ yếu ở khu vực TP.HCM. Aeon VN cũng ghi nhận mua sắm qua ứng dụng tăng gấp 4 - 6 lần về số lượng đơn hàng và giá trị mỗi giỏ hàng…
Tại hệ thống Satra, các đơn hàng online, mua hàng qua điện thoại cũng tăng trưởng hơn 2 con số trong hai tuần gần đây. Siêu thị Sài Gòn (thuộc Satra) cũng đã triển khai bán hàng trực tuyến trên ứng dụng G1-Mart, nhận đặt hàng qua số điện thoại hotline, giúp người tiêu dùng dễ dàng có những thực phẩm tươi ngon mà không phải đến trực tiếp mua sắm.
Bán hàng online đang là kênh quan trọng bởi không chỉ giúp giảm tải cho các chuỗi siêu thị, cửa hàng bán trực tiếp mà còn hỗ trợ người kinh doanh duy trì nguồn thu.
Mới đây, Hiệp hội Thương mại điện tử và Hiệp hội Quảng cáo TP HCM có văn bản đề nghị Sở Công Thương TP HCM đồng chủ trì xây dựng, triển khai kế hoạch hỗ trợ thương nhân, tiểu thương các chợ bán hàng online trong bối cảnh nhiều chợ bị đóng cửa, mãi lực sụt giảm.
Nhiều ứng dựng, sao phải… gom thực phẩm?
Do nhu cầu đi chợ online tại TP.HCM tăng cao nên đã xuất hiện nhiều app… mua hàng hộ. Nếu bạn chưa biết thì ứng dụng xe ôm công nghệ Grab có tích hợp sẵn dịch vụ mua hàng hộ GrabMart. Tính năng này giúp người dùng có thể nhờ các tài xế đi chợ hộ với chính chiếc smartphone của mình, vừa tiện, vừa có thể hạn chế ra khỏi nhà khi không thật cần thiết. Hiện tại, GrabMart nhận mua hộ sản phẩm tại các hệ thống siêu thị lớn như Co.op Mart Xtra, Farmers’ Market, BigC...
Nguoi dan TP HCM chon App di cho nao nhanh va tien?-Hinh-2
Nhiều app mua hàng hộ xuất hiện phục vụ người dân TP.HCM. Ảnh: Hải Đăng 
Be cũng ra mắt app Be Đi chợ để cạnh tranh với GrabMart với điểm mạnh là tài xế Be sẽ thực sự đi chợ cho bạn. Tuy nhiên, để tránh các phiền phức về vấn đề giá trị đơn hàng, chúng mình khuyên nên đặt mua sản phẩm tại các siêu thị hay cửa hàng bán lẻ có thể xuất hoá hơn, đỡ phiền, lại còn tiện trong việc thanh toán. Ưu điểm của "Be Đi chợ" là giá thành rất rẻ. Cước phí được Be tính tương tự như dịch vụ giao hàng beDelivery.
Bên cạnh đó, Now Fresh cũng là một trong những dịch vụ đi chợ online đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Chỉ cần chọn siêu thị, cửa hàng, lựa mặt hàng cần mua là những shipper nhanh nhảu của Now sẽ nhanh chóng có mặt trước nhà bạn trong vòng một tiếng đồng hồ.
Now Fresh là một trong những dịch vụ đi chợ online xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam. Ưu điểm của Now Fresh là giá cước khá rẻ, đi kèm với đó là hỗ trợ mua sắm tại nhiều đơn vị lớn như Co.op Mart, BigC, Circle K...
Nguoi dan TP HCM chon App di cho nao nhanh va tien?-Hinh-3
 
App Bách hóa xanh cũng là nền tảng mua sắm hàng hóa online của chuỗi siêu thị cùng tên. Khách hàng có thể dễ dàng mua sắm hàng tươi sống, rau củ, bánh kẹo... ngay tại nhà, mọi lúc mọi nơi chỉ với một chiếc smartphone được kết nối mạng mà không cần ra ngoài.
Những ưu điểm đáng chú ý của Bách hoá xanh là đa dạng nhiều mặt hàng, có thể chọn thời gian giao hàng, dịch vụ giao hàng nhanh, đúng giờ; nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá sản phẩm và hỗ trợ các phương thức thanh toán khác nhau như thẻ tín dụng, MoMo...
Ngoài những app trên, khu vực TP.HCM hiện vẫn tiếp tục xuất hiện những app khác. Với lượng phục vụ như vậy rõ ràng lượng Cung sẽ đủ phục vụ lượng Cầu.
Sở Công thương TP.HCM khuyến khích người dân chuyển sang mua sắm online và mua sắm một cách khoa học, có kế hoạch. Theo Sở Công thương, TP hiện có 17 hệ thống siêu thị có bán hàng online, các tiểu thương chợ truyền thống cũng kết nối với khách qua điện thoại, trực tuyến... Ngoài ra, hệ thống siêu thị tại TP.HCM cũng đã cam kết bổ sung đủ hàng hoá và mở cửa đến nửa đêm để phục vụ người dân.
Với sự chuẩn bị sẵn sàng trong công tác cung cấp và vận chuyển hàng hoá, thực phẩm như vậy người dân không nên quá lo lắng. Đại diện Saigon Co.op cho biết, việc thiếu hàng chỉ là cục bộ, chúng tôi đảm bảo đủ cung cấp hàng. Người dân nên mua sắm một cách trật tự, khoa học để đảm bảo điều kiện giãn cách.
Hoàng Nam

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN