Người dân Hà Nội đối mặt với nhiều nguy cơ khác ngoài nước máy nhiễm dầu

Không chỉ lo lắng về nước sinh hoạt bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe, người dân còn đối mặt với nhiều nguy cơ khác từ những thực phẩm bẩn trà trộn trong bữa ăn hàng.
Đã gần một tuần nay, nhiều người dân Hà Nội sinh sống trên địa bàn các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Trì... hoang mang lo lắng trước thông tin nước máy nhiễm dầu bẩn và có mùi khét lẹt.
Không chỉ lo lắng về nước sinh hoạt bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe, người dân còn đối mặt với nhiều nguy cơ khác từ những thực phẩm bẩn trà trộn trong bữa ăn hàng.
Thịt lợn thối bị phù phép thành thịt bò
Trong thời gian vừa qua dư luận không khỏi bàng hoàng khi số vụ vận chuyển thực phẩm đã ôi thối, hỏng bốc mùi bị công an bắt ngày càng ra tăng.
Không dừng lại ở đó, nhiều người đã phù phép cho thực phẩm thối thành đồ tươi để bán cho người tiêu dùng.
Nguoi dan Ha Noi doi mat voi nhieu nguy co khac ngoai nuoc may nhiem dau
Thịt đã ôi và chảy nhớt. Ảnh: Báo Pháp Luật TP.HCM. 
Ngày 14/10 mới đây, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, cơ quan này vừa phối hợp với Công an TP Phan Thiết và các ngành chức năng tiến hành kiểm tra về an toàn thực phẩm tại điểm kinh doanh của Nguyễn Đình Tân, ở chợ Phan Thiết, thuộc phường Đức Thắng, TP Phan Thiết.
Qua kiểm tra phát hiện Tân đang bán hơn 80 kg thịt heo nái nhưng quảng cáo là thịt bò cho người tiêu dùng. Tại thời điểm kiểm tra ngày 13/10, số thịt trên đã có dấu hiệu đổ nhớt và có mùi hôi.
Qua làm việc, ông Tân khai nhận kinh doanh thịt động vật từ năm 2010. Nhận thấy thịt heo nái gần giống với thịt bò nên ông đã mua thịt từ các tỉnh khác về dự trữ.
Khi bán ra thị trường, chủ cơ sở sẽ trộn thịt với huyết bò để tạo màu tươi. Đồng thời, thịt sẽ được trộn thêm dung dịch tạo mùi hương thịt bò mua từ chợ Kim Biên (TP.HCM). Thịt heo nái biến thành thịt bò sẽ được ông Tân bán ra thị trường với giá 130.000 đến 160.000 đồng.
Thực phẩm bẩn gây hại thế nào?
Vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP), thực phẩm bẩn tràn lan đang gây nhức nhối trong xã hội, khiến người tiêu dùng e ngại.
Theo thông tin trên báo Đại Đoàn Kết, nói về thực phẩm kém chất lượng, ông Phạm Xuân Đương- Phó trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương lo lắng, thực phẩm không an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, sinh kế, đời sống và sức khỏe của người dân, thậm chí còn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi. Đặc biệt, thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không được cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư.
Thực phẩm không rõ nguồn gốc như một khối u ác tính đe dọa sức khỏe con người
Còn giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, cho hay, sở dĩ số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng. Trong đó tác nhân thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%. Một vấn nạn nhức nhối hiện nay là tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi trồng.
Nguoi dan Ha Noi doi mat voi nhieu nguy co khac ngoai nuoc may nhiem dau-Hinh-2
Ảnh: Báo Pháp Luật TP.HCM.  
Người ta ước tính 50% thuốc kháng sinh trên thế giới đã được dùng trong nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi nhằm tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Việc dùng thuốc kháng sinh phổ biến đã làm xuất hiện những chủng vi khuẩn có tính năng chống kháng sinh cao hơn. Về lâu dài, chúng sẽ vô hiệu hóa tất cả thuốc kháng sinh đang dùng cho người, đẩy nhân loại vào những dịch bệnh thảm khốc.
Thảo Nguyên (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN