-
Sá sùng được biết đến với các tên gọi khác như địa sâm, sâu đất, trùn biển... sống nhiều ở bờ biển Vân Đồn, Quan Lạn (Quảng Ninh). So với những loại hải sản quen thuộc khác, vẻ ngoài sá sùng khiến nhiều người e ngại. (Ảnh minh họa)
-
Cụ thể, sá sùng tươi trông hệt như con giun đất, màu nâu đỏ, to như ngón tay liên tục ngọ nguậy. Ngay cả khi nấu chín, vẻ ngoài của sá sùng cũng không mấy “thăng hạng”, gợi nhiều liên tưởng.
-
Vẻ ngoài không bắt mắt song sá sùng “thuyết phục” thực khách bằng vị giòn dai, thơm ngon đặc trưng. Nhờ hương vị tuyệt phẩm, từ thời xưa, sá sùng được săn lùng làm sản vật dâng vua, quan, hoặc chỉ những người giàu có mới đủ điều kiện thưởng thức.
-
Đánh bắt sá sùng đã khó, chế biến sản vật trời ban này còn kỳ công hơn nhiều. Sá sùng sau khi đánh bắt sẽ được rửa, lộn ruột để làm sạch nội tạng, chà kỹ nhiều lần với muối để loại bỏ mùi tanh, có màu trắng hồng rồi mới đem chế biến.
-
Sá sùng tươi có thể làm được nhiều món như xào, nướng, nấu cháo, tẩm bột chiên giòn... Dù chế biến theo cách nào, sá sùng vẫn giữ được vị ngon ngọt vô cùng hấp dẫn.
-
Vì độ quý hiếm nên ít người ăn sá sùng tươi. Người Quảng Ninh thường phơi khô để dùng dần, chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn để đãi khách thay vì ăn uống một cách thoải mái.
-
Một trong những cách dùng sá sùng khô phổ biến nhất là dùng làm nguyên liệu ninh nước dùng. Lúc này, người nấu sẽ rang nóng rồi cho vào túi lọc nhỏ trong nồi nước lèo.
-
Không cần nhiều, chỉ cần vài con sá sùng cũng khiến nồi nước dùng trở nên đậm vị, hiếm loại xương nào có thể sánh được.
-
Không chỉ thơm ngon, quý hiếm, đặc sản Quảng Ninh này còn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe. Theo đó, sá sùng tính lạnh, có tác dụng bổ âm, giải nhiệt, làm mát phổi. Sá sùng rất tốt với các trường hợp bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm, ho khạc đờm nhiều do phế hư, tiểu đêm,...
-
Giá trị dinh dưỡng cao khiến sá sùng được xem là nguyên liệu quý để chế biến món bồi bổ cho sản phụ, trẻ nhỏ.
-
Đặc biệt, sá sùng vị ngọt, tính mát chứa nhiều axit amin không thể thay thế, nhiều giá trị dinh dưỡng như glyxin, alanine, glutamin, succinic... có tác dụng bổ dương, tăng cường sinh lý cực mạnh.
-
Được ví như “thần dược phòng the” cùng sự khan hiếm, dễ hiểu vì sao sá sùng có giá đắt đỏ vẫn được nhiều người lùng mua.
-
Mời độc giả xem thêm video: Lạp sườn Cao Bằng - Đặc sản vùng Đông Bắc. (Nguồn video: VTV24)