|
Lỗ trắng (white hole) là một khái niệm lý thuyết từ những năm 1970, có tính đối lập với lỗ đen. Nếu như lỗ đen là một khu vực có lực nén cực nặng, thì hố trắng là nơi không có khối lượng. |
|
Theo định nghĩa của các nhà khoa học, lỗ trắng là vùng tưởng tượng của không gian – thời gian và là điểm kỳ dị. Mặc dù năng lượng, ánh sáng và thông tin có thể thoát ra khỏi nó nhưng không thể dễ dàng xâm nhập từ bên ngoài. |
|
Cả lỗ trắng và lỗ đen đều được tạo ra thông qua “phương trình trường Einstein“. Do đó, nhiều nhà khoa học cho rằng hai lỗ này đối lập nhau. Hố đen nặng đến mức hút được cả ảnh sáng, lỗ trắng ngăn không cho bất kỳ thứ gì chui lọt. |
|
Theo những nhà vật lý khác thì lỗ trắng có thể tồn tại: lỗ trắng tồn tại và nó lại là giai đoạn cuối đời của lỗ đen. Lỗ trắng vì thế sẽ rất sáng và giàu năng lượng, giải phóng bức xạ vào không gian với tốc độ cực kỳ khủng khiếp. |
|
Khác với lỗ đen đã được kiểm nghiệm sự tồn tại ít ra là qua các hiệu ứng trực tiếp nó gây ra, hố trắng là một đối tượng lý thuyết thuần túy chưa hề được kiểm chứng bởi bất cứ quan sát thực nghiệm nào. |
|
Không ai biết chính xác nguồn gốc của lỗ trắng. Một số nhà khoa học nói rằng nếu lỗ trắng bắt nguồn từ lỗ đen thì ngược lại. Tuy nhiên, không giống như lỗ đen, lỗ trắng phóng ra các ngôi sao và thiên hà bên trong chúng bằng cách tập trung năng lượng mà lỗ đen hấp thụ vào một chỗ. |
|
Một số nhà vật lý chứng minh rằng lỗ trắng tạo nên ở ngay vị trí của hố đen ban đầu. Cũng có giả thuyết cho rằng vụ nổ Big Bang tạo ra vũ trụ thực chất là một hố trắng siêu khổng lồ. |
|
Giả thuyết này từng được kiểm chứng bằng toán học, nhưng dĩ nhiên chỉ là thuần lý thuyết. Bởi lẽ, Big Bang thực chất cũng là giả thuyết còn đang gây tranh cãi. |
|
Lỗ trắng đối lập với lỗ đen, không có vật chất, năng lượng, ánh sáng, … nào có thể đi vào bên trong nó. Những vật chất và năng lượng này có thể được chiếu từ bên trong lỗ trắng ra không gian bên ngoài. |
|
Do đó, lỗ trắng khi nhìn vào trông rất sáng. Nó cũng sẽ liên tục loại bỏ các ngôi sao và thiên hà bị lỗ đen hấp thụ từ bên trong và bên ngoài lỗ đen. |
|
Về mặt lý thuyết, sự tồn tại của lỗ trắng không nhận được nhiều sự ủng hộ. Tuy nhiên cần biết rằng lỗ đen xưa kia cũng chỉ thuần là lý thuyết không mấy tin cậy, cho đến khi khoa học phát triển hơn những năm gần đây. |
|
Sự truy tìm lỗ trắng sẽ đi sâu vào hấp dẫn lượng tử, tìm hiểu các khía cạnh lượng tử của không thời gian. Quá trình lỗ đen biến thành lỗ trắng sẽ làm sáng tỏ nhiều khía cạnh vật lý lý thuyết và vũ trụ học. |