|
Aflatoxin là chất có độc tính cao. Độc tính của nó gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có sức tàn phá cực lớn đối với mô gan. Aflatoxin cũng là chất gây ung thư sinh học mạnh nhất chúng ta từng biết tới, chỉ 1mg aflatoxin có thể gây ung thư. (Ảnh: Weibo, Wikipedia, minh họa) |
|
Năm 1993, aflatoxin được Viện Nghiên cứu Ung thư thuộc Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là chất gây ung thư loại 1. |
|
Đáng lưu ý, chất gây ung thư aflatoxin thường xuyên xuất hiện, khu trú trong một số loại thực phẩm. Vô tình ăn phải thực phẩm “nuôi” tế bào ung thư này, cơ thể dễ đối diện bệnh hiểm. |
|
1. Lạc mốc. Aflatoxin thường có trong thực phẩm bị mốc, đặc biệt là thực phẩm có lượng tinh bột cao như lạc, ngô, kê, đậu,... Tích tụ lượng aflatoxin trong cơ thể không khác nào “nuôi” tế bào ung thư, đặc biệt ung thư gan. |
|
Để tránh mối nguy sức khỏe từ hạt mốc, bạn nên mua lượng đủ dùng. Nếu mua nhiều, cần bảo quản đúng cách để nấm mốc không có cơ hội sinh sôi. |
|
Nếu thực phẩm có dấu hiệu bị mốc một phần, bạn nên vứt đi thay vì loại bỏ phần mốc, giữ phần còn lại để dùng. Nguyên nhân bởi aflatoxin lây truyền dưới dạng bào tử, khả năng hòa tan trong nước thấp nên cắt bỏ phần mốc khó có thể loại bỏ hoàn toàn bào tử nấm. |
|
Sau khi loại bỏ hạt mốc, bạn cần chú ý vệ sinh sạch dụng cụ như hộp hay túi đựng. Nếu không, nấm mốc vẫn có khả năng tồn tại mà mắt thường không thể nhìn thấy. |
|
2. Cơm nguội để lâu. Ngoài cảnh giác với gạo mốc, chúng ta cần hết sức chú ý đến chất lượng cơm sau khi nấu chín. Thực vậy, cơm nguội để lâu hay có dấu hiệu ôi thiu có khả năng sinh ra aflatoxin cực lớn. |
|
Một chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, họ từng gặp trường hợp thường xuyên ăn cơm thừa và mắc ung thư ở tuổi 40. Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, ai nấy đều xót xa khi anh này vì tiết kiệm, ngay cả khi cơm có mùi, anh cũng không bỏ mà giữ lại dùng. |
|
Để tốt cho sức khỏe, tốt nhất nên ăn bao nhiêu nấu bấy nhiêu. Nếu thừa, cơm chỉ nên để tủ lạnh và ăn trong ngày. |
|
3. Hạt có vị đắng. Các loại hạt như hướng dương, hạt bí, hạt dưa,... nếu có vị đắng tốt nhất không nên ăn, súc miệng ngay sau đó. Thông thường, vị đắng của hạt do aflatoxin gây ra. Ăn vào chắc chắn gây hại sức khỏe. |
|
4. Dầu ăn chiết xuất thủ công. Các loại hạt lấy dầu như lạc, ngô,... bảo quản không đúng cách dễ bị mốc, sản sinh độc tố aflatoxin. Một số hạt bề ngoài bình thường nhưng bên trong có thể chứa aflatoxin. Trong khi đó, máy ép dầu nhỏ có các công đoạn đơn giản, thiếu bước loại bỏ chất độc hại, không tinh chế được nguyên liệu. Ăn chúng thường xuyên, bạn không chỉ có nguy cơ tiêu thụ aflatoxin mà còn có thể đưa vào người kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu. |
|
Thực phẩm “nuôi” tế bào ung thư đặc biệt dễ gặp khi trời nồm. Độ ẩm không khí cao khiến thực phẩm dễ bị nấm mốc. Đáng lưu ý, nhiệt độ nấu ăn thông thường không thể tiêu diệt được aflatoxin. Nó chỉ bị vô hiệu hóa khi nhiệt độ đạt đến 280°C. Thậm chí, aflatoxin còn có khả năng chống lại tia cực tím, sử dụng tủ khử trùng là vô hiệu. |
|
Theo bác sĩ Zhao Jianjun đến từ Bệnh viện Ung thư thuộc Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, có hai cách để giảm lượng aflatoxin. |
|
Thứ nhất khi đun nóng dầu ăn, bạn nêm chút muối và khuấy đều 10-20 giây. Muối có thể trung hòa và phân hủy aflatoxin lên đến 95% trong dầu ăn. |
|
Thứ hai, tăng cường rau lá xanh trong chế độ ăn hàng ngày. Chất diệp lục trong rau lá xanh có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thụ aflatoxin, ngăn ngừa ung thư gan. |
Mời độc giả xem thêm video: Dùng thuốc hạ sốt nào an toàn? (Nguồn: THĐT)