Li kì PKĐK Nhi Sài Gòn ở Đồng Nai

Nhiều dấu hiệu vi phạm về công tác khám chữa bệnh, phòng cháy chữa cháy (PCCC), kinh doanh dịch vụ trong khuôn viên phòng khám trái phép… đó là những thông tin phản ánh của bạn đọc về Phòng khám Đa khoa Nhi Sài Gòn tại số 5 Phan Trung, khu phố 2, phường Tân Tiến, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Kì 1: Phòng khám bán đồ chơi và “dấu hỏi” cho hệ thống PCCC, dịch vụ ngoài GP hoạt động ?.

Theo thông tin chị N.L. (Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ: Phòng khám Đa khoa Nhi Sài Gòn tại số 5 Phan Trung, khu phố 2, phường Tân Tiến, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai (được treo biển thông tin thuộc công ty TNHH phòng khám đa khoa Nhi Sài Gòn, trước đây được cho là chi nhánh thuộc công ty TNHH phòng khám đa khoa Phụ sản - Nhi Sài Gòn) tồn tại một số vấn đề bất cập như hệ thống PCCC tại phòng khám sơ sài cùng hệ thống điện có dấu hiệu xuống cấp, lộ thiên có thể gây mất an toàn cháy nổ; nhiều nhân viên y tế và bác sĩ trực tiếp tham gia công tác khám chữa bệnh không đeo bảng tên; không niêm yết bảng giá thuốc tại nhà thuốc trong phòng khám; khu vui chơi của trẻ đặt ngay ở cửa phòng khám và cũng là không gian đi lại đông đúc chưa phù hợp; quầy kinh doanh đồ chơi trẻ em, bột trẻ em, yến sào… có dấu hiệu kinh doanh không phép, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá không rõ ràng. Thậm chí một số dịch vụ như tiêm vắc xin có dấu hiệu không phép, nhân lực phòng khám chưa đáp ứng đủ khi thường xuyên không có cán bộ nhân viên phòng chụp X-Quang… để xác minh những thông tin trên, phóng viên đã có buổi ghi nhận thực tế tại phòng khám vào ngày 17/09/2022.

Cở sở vật chất, nhân lực, PCCC gây hoang mang …

Qua quá trình “mục sở thị” tại phòng khám, hệ thống PCCC chỉ có 7 bình chữa cháy xách tay to nhỏ, hầu hết đã có dấu hiệu đã cũ, dán tem đè tem. Ngoài ra là 2 khu vực cửa được treo biển “nội qui phòng cháy chữa cháy” và “tiêu lệnh chữa cháy”. 

Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai
Bằng cảm quan về hình thức đã cũ, bạn đọc hoàn toàn có lí do để lo lắng về chất lượng của những bình chữa cháy này.
Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-2
 Không chỉ lo lắng về chất lượng, khối lượng của các bình chữa cháy xách tay liệu có đủ yêu cầu và đạt hiệu quả hay không cũng là câu hỏi bạn đọc muốn tìm hiểu.
Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-3
 
Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-4
 Các tem dán trên bình chữa cháy xách tay cũng có dấu hiệu dán đi dán lại, chồng lên nhau nhiều tem.
 Nhìn vào hệ thống PCCC có phần đơn sơ, cũ kĩ trên nhiều phụ huynh đưa bệnh nhi vào thăm khám không khỏi hoang mang về hiệu quả của nó khi thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ cháy do hệ thống PCCC không đảm bảo và gây hậu quả nghiêm trọng về người như ở quán karaoke ở An Phú, phường An Phú, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương khiến 33 người thiệt mạng, chủ quán cũng đã bị cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương khởi tố và bắt tạm giam. 
Ngoài ra, theo ghi nhận thực tế, hệ thống PCCC của phòng khám không có cảm biến báo cháy, đèn tín hiệu, chỉ dẫn, đầu phun chữa cháy tự động... liệu có an toàn phòng chống cháy nổ ?.
Hệ thống PCCC sơ sài kia có thật sự đạt hiệu quả và đúng với quy định của pháp luật ?.
Toàn bộ cơ sở hiện có 3 phòng khám ở tầng 1 với thông tin của 3 bác sĩ CKI được dán ở cửa phòng khám. Phóng viên bắt gặp hình ảnh bên trong phòng khám số 2 do bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hồng phụ trách (được ghi tên ở cửa) là một người phụ nữ mặc áo blouse trắng, đeo ống nghe y tế, không đeo bảng tên đang thực hiện công tác thăm khám bệnh cho bệnh nhi.
Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-5
 Người phụ nữ ở phòng khám số 2 được cho là bác sĩ bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hồng không đeo bảng tên đang khám bệnh cho bệnh nhi.

Bên ngoài phòng khám, nhiều nhân viên tại phòng khám phụ trách việc tiếp nhận và phân bố, hướng dẫn bệnh nhân và nhân viên phòng xét nghiệm cũng không đeo bảng tên khi đang công tác.

Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-6
 Nhân viên phòng xét nghiệm cũng không đeo bảng tên khi đang công tác.

Hành vi này không chỉ vi phạm quy định khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP mà còn tiềm ẩn nguy cơ người đang thực hiện công tác khám chữa bệnh là giả mạo bác sĩ, người đang hành nghề khám chữa bệnh không phải vị bác sĩ có chuyên môn như thông tin của phòng khám.

Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-7
Phòng chụp X-Quang trong tình trạng đóng cửa khi lượng bệnh nhân đang rất đông, mặc dù có ghi nhận có máy chụp nhưng không thấy có sự xuất hiện của kĩ thuật viên phụ trách. 

Tại thời điểm khảo sát thực tế từ 14h00 đến 19h00 ngày 17/09/2022, phóng viên ghi nhận phòng chụp X-Quang không có hoạt động, không có sự xuất hiện của cán bộ nhân viên phòng chụp X-Quang. Bên cạnh đó là hệ thống bảng điện tử gọi số thứ tự khám cũng không hoạt động.

Kinh doanh, dịch vụ khám chữa bệnh ngoài giấy phép ?.

Ngay khu vực sân thuộc khuôn viên của phòng khám là một quầy kinh doanh đồ chơi trẻ em với nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em có nhãn mác ghi xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc, khẩu trang, bột ăn trẻ em nhãn hiệu “Grall-MD” có tên “bột  Maltodextrin”, sản phẩm “yến sào Send’s Nest”, đồ uống ….

Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-8
Quầy kinh doanh nhiều mặt hàng như đồ chơi trẻ em, bột cho trẻ, yến sào ngay trong khuôn viên của phòng khám và được cho là của phòng khám.
Được biết, để có thể kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em ngoài việc phải đăng kí kinh doanh thì mặt hàng này cần được chứng nhận hợp quy và được gắn chứng nhận hợp quy cùng nhiều thủ tục khác về nguồn gốc xuất xứ.... Tuy nhiên, để biết PKĐK Nhi Sài Gòn có đủ điều kiện kinh doanh mặt hàng này và những mặt hàng này có hợp pháp không thì cần cơ quan chức năng trả lời.
Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-9
Đồ chơi trẻ em được ghi nhãn mác có xuất xứ từ Trung Quốc được bán ở quầy hàng dịch vụ.

Tiếp giáp với quầy kinh doanh này là “Nhà thuốc Nhi khoa SG Biên Hoà” được cho là nhà thuốc của phòng khám được treo biển với thông tin người quản lí chuyên môn là “DSĐH Trần Đăng Quang”, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc số “5380/ĐNAI-ĐKKDD-SYT”.

Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-10
 Việc nhà thuốc trong khu việc của phòng khám kinh doanh bán lẻ thuốc cũng được bạn đọc quan tâm về tính pháp lí vì biển hiệu nhà thuốc 1 tên, biển thông tin lại là 1 tên khác ?.

Tuy nhiên, thông tin địa chỉ của “nhà thuốc” này được ghi trên biển hiệu lại là “số 248 Phan Trung, KP 2, Tân Tiến, Biên Hoà, Đồng Nai. Còn bảng thông tin và bảng giá thì lại mang tên “Nhà thuốc Phúc Khang”, kèm theo đó là… bỏ trống thông tin về bảng giá, điều này trùng với thông tin không niêm yết giá thuốc từ bạn đọc, hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định về niêm yết giá thuốc tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-11
 Thông tin về "bảng giá" được bỏ trống có dấu hiệu vi phạm quy định về niêm yết giá thuốc của pháp luật. Hơn nữa lại là biển tên của 1 nhà thuốc khác - "nhà thuốc Phúc Khang" ?.

Theo thông tin từ bạn đọc, dịch vụ tiêm vắc xin có dấu hiệu không phép thì tại phòng khám có treo biển bạt thể hiện đây cũng là cơ sở “Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ” với nhiều thông tin hấp dẫn như: đội ngũ bác sĩ khám từ TP HCM, giá thành cạnh tranh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các loại vắc xin, nguồn vắc xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng được nhập khẩu từ các hãng sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới…

Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-12
 Bảng giá niểm yết công khai của phòng khám liệt kê các dịch vụ, trong đó không có dịch vụ tiêm vắc xin

Tuy nhiên, trong bảng giá niêm yết công khai của phòng khám lại không thể hiện nội dung giá dịch vụ tiêm các loại vắc xin ?.

Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-13
Nhưng từ ngoài cổng đến trong khu việc phòng khám đều có thông tin về dịch vụ tiêm vắc xin ?. 

Ngay trước cửa của 3 phòng khám và cũng là không gian đi lại chủ yếu từ khu tiếp đón sang khu khám bệnh và giữa khu khám bệnh, khu chờ có đông đúc người qua lại là khu vui chơi của trẻ nên trước cửa phòng khám bệnh gần như lúc nào cũng ồn ào, đi lại phải né tránh có nguy cơ không đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh.

Li ki PKDK Nhi Sai Gon o Dong Nai-Hinh-14
 Bạn đọc lo lắng về việc đặt khu vui chơi cho trẻ ở cửa phòng khám gây ồn, lo sợ ảnh hưởng đến kết quả khám chữa bệnh, trong khi quầy bán đồ chơi trẻ em ngoài sân có thẻ hợp lí hơn cho việc đặt khu vui chơi này.
Hệ thống PCCC sơ sài kia của PKĐK Nhi Sài Gòn có thật sự đạt hiệu quả, đúng và đủ so với quy định của pháp luật về PCCC ?.

Nhà thuốc đang kinh doanh “bán lẻ thuốc phòng và chữa bệnh cho người” trong khuôn viên của phòng khám liệu có đảm bảo các yếu tố minh bạch về giá, tính pháp lí của nhà thuốc ?.

Các dịch vụ thăm khám, tiêm vắc xin, kinh doanh đồ chơi trẻ em… liệu có được thể hiện trong giấy phép hoạt động và kinh doanh của phòng khám ?. Cơ sở vật chất và nhân lực của phòng khám có đáp ứng đủ, đúng như những gì phòng khám đang quảng cáo ?.

 Câu trả lời có lẽ chỉ được giải đáp bởi cơ quan chức năng và ban lãnh đạo phòng khám.

  Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Thiện Lương

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN