|
Rau củ là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Các nhà dinh dưỡng thường khuyến khích tăng cường rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày. (Ảnh: Sohu, minh họa) |
|
Tuy vậy, nhiều loại rau rất khó bảo quản. Để kéo dài thời gian sử dụng, một số cơ sở kinh doanh lạm dụng hóa chất để rau tươi lâu hơn. Ăn chúng thời gian dài dễ tích tụ độc tố, ảnh hưởng sức khỏe tổng thể. |
|
1. Giá đỗ không rễ. Giá đỗ chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B1, B2, C, E, khoáng chất amino acid, chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals), protein rất có lợi cho sức khoẻ. Đặc biệt, giá đỗ chứa đầy đủ các những tố chất cần thiết cho sự phát triển của nội tiết tố nữ như là các tế bào tăng trưởng, kẽm, omega 3 và chất chống oxy hóa. |
|
Tuy nhiên, giá đỗ không rễ lại là thực phẩm không nên mua. Bình thường, thời gian sử dụng của giá đỗ rất ngắn. Khi không bán hết, nhiều cơ sở kinh doanh sẽ cho thêm chất diệt rễ và chất bảo quản vào giá đỗ để giữ chúng tươi ngon. Cũng có cơ sở dùng thuốc để kích thích giá đỗ tăng trưởng. |
|
Bên cạnh đó, để giá đỗ có màu hấp dẫn, nhiều nơi còn lạm dụng chất tẩy trắng. Những hóa chất này tích tụ trong giá, dù rửa nhiều lần cũng khó loại bỏ hoàn toàn. Khi đi vào cơ thể, độc tố hủy hoại tế bào gan, khiến sức khỏe ngày càng đi xuống. |
|
2. Viên rau củ. Viên rau củ là nguyên liệu thường dùng trong các món lẩu. Nó cũng được giới thiệu là đồ ăn tốt cho trẻ nhỏ bởi chứa nhiều rau củ cần thiết. Tuy vậy, bạn không nên mua viên rau củ làm thức ăn hàng ngày cho gia đình. Nguyên nhân bởi bạn khó có thể kiểm soát được chất lượng rau củ trong chúng. Chưa kể, rau củ thường có thời gian sử dụng ngắn, một số cơ sở sản xuất sẵn sàng ngâm rau củ với formaldehyde để đảm bảo độ tươi ngon. |
|
Đáng lưu ý, formaldehyde khi đi vào cơ thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, mắt; gây ra các triệu chứng như ho, hen suyễn, hắt hơi, đau họng, thậm chí gây ung thư vòm họng. Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại formaldehyde là một trong những chất gây ung thư.
|
|
3. Cải bó xôi. Cải bó xôi khá phổ biến trong các siêu thị. Chúng có thể chế biến bằng nhiều cách như nấu súp, nguyên liệu làm bánh... Thực tế, cải bó xôi có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vậy nhưng, bạn không nên ăn loại rau này quá thường xuyên.
|
|
Nghiên cứu chỉ ra, chúng chứa thành phần axit oxalic lớn. Những người có nồng độ axit uric cao ăn vào sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Để tốt cho sức khỏe, bạn nên chần rau với nước sôi trước khi chế biến. Nếu không, axit oxalic trong rau kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành canxi oxalat không tốt.
|
|
4. Cà chua xanh. Cà chua chín tự nhiên sẽ có màu đỏ, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cà chua chín nếu không bán hết sẽ rất nhanh hỏng, buộc phải bỏ đi lãng phí. |
|
Để không gây thất thoát, nhiều nơi sẽ thu hoạch cà chua từ khi vẫn xanh rồi thúc chín bằng hóa chất. |
|
5. Bí đỏ để lâu. Bí đỏ là một thực phẩm rất tốt, có thể dùng để trừ ẩm và hàn khí. Mùa đông, thưởng thức cháo bí đỏ rất được khuyến khích để làm ấm cơ thể. |
|
Vậy nhưng, bí đỏ có hàm lượng đường rất cao, bảo quản thời gian dài có thể gây ra các phản ứng hóa học bất lợi. Trường hợp nặng có thể gây khó chịu, chóng mặt, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy... |
Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)