Hiệu quả của vắc xin COVID-19 trước Omicron 'tàng hình' như nào?

Người được tiêm hai liều vắc xin của Pfizer hoặc Moderna được bảo vệ chống lại bệnh có triệu chứng do BA.2 (chủng Omicron "tàng hình") gây ra trong vài tháng.
Livemint đưa tin, nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người được tiêm hai liều vắc xin của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna được bảo vệ chống lại bệnh có triệu chứng do BA.1 hoặc BA.2 (chủng Omicron "tàng hình") gây ra trong vài tháng.
Cụ thể, nghiên cứu gần đây được công bố trên trang medRxiv cho thấy vắc xin dựa trên công nghệ mRNA cung cấp khả năng bảo vệ chống lại biến chủng Omicron "tàng hình" (BA.2), nhưng hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ nhiễm COVID-19 và bệnh có triệu chứng sẽ giảm dần sau vài tháng.
Hieu qua cua vac xin COVID-19 truoc Omicron 'tang hinh' nhu nao?
Ảnh minh họa: NM.  
Biến thể BA.2 được biết đến có khả năng lây lan nhanh hơn BA.1, nhưng vẫn chưa rõ chủng Omicron "tàng hình" này có thành thạo hơn trong việc "né" vắc xin hay không.
Nhà dịch tễ học Laith Abu-Raddad, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "BA.2 thậm chí có thể tồi tệ hơn BA.1. Đây là điều đáng lo sợ".
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người được tiêm hai liều vắc xin mRNA của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna được hưởng vài tháng bảo vệ đáng kể chống lại bệnh có triệu chứng do BA.1 hoặc BA.2 gây ra. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ giảm xuống còn khoảng 10% chỉ sau 4 đến 6 tháng.
Nghiên cứu cho biết thêm, khả năng chống lại BA.2 của vắc xin dường như không suy yếu nhanh hơn BA.1, và một mũi tiêm tăng cường mang tới khả năng bảo vệ chống lại việc nhiễm các biến chủng này là 30 đến 60%.
Dữ liệu thu thập được ở Anh cho thấy một xu hướng tương tự: Hiệu quả của vắc xin chống lại COVID-19 có triệu chứng thấp hơn 20% đối với cả biến thể BA.1 và BA.2 từ 25 tuần trở đi sau liều tiêm thứ hai, nhưng tăng lên khoảng 70% từ 2 đến 4 tuần sau mũi tiêm thứ 3.
Chuyên gia Abu-Raddad cho biết, kết quả nghiên cứu mang lại hy vọng vì vắc xin vẫn giúp ngăn ngừa ca COVID-19 nặng, ngay cả đối với BA.2.
"Các loại vắc xin thực sự vẫn phát huy tác dụng rất tốt trong bối cảnh biến chủng mới xuất hiện", chuyên gia Abu-Raddad nói.

Mời độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị COVID-19 (Nguồn video: THĐT)

An An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN