Hậu quả nặng nệ khi uống giấm và rượu để làm mềm mạch máu

Uống giấm, rượu với hi vọng làm mềm mạch máu, giảm xơ cứng, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, người bệnh phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình.
Có câu "Tuổi thọ của mạch máu có thể nói chính là tuổi thọ của chúng ta", câu này tuy hơi cường điệu nhưng nó cũng là một phần sự thật. Bởi vì tắc nghẽn tim mạch là nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu não là nhồi máu não, cả nhồi máu cơ tim và nhồi máu não đều là những bệnh lý gây tử vong.
Chính vì vậy, nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh xơ cứng mạch máu, đang nghĩ ra nhiều cách để “làm mềm mạch máu”. Thậm chí, những kẻ hám lợi còn lợi dụng chiêu này để thổi phồng, tuyên truyền nhiều cách khác nhau dưới danh nghĩa “làm mềm mạch máu” để lừa đảo mọi người, tiêu thụ hàng hóa của mình.
Mới đây, một bác sĩ ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã chia sẻ những trường hợp bệnh nhân vì muốn "làm mềm mạch máu" đã tự ý áp dụng những phương pháp truyền miệng, kết quả phải trả giá đắt bằng chính sức khỏe của mình.
Hau qua nang ne khi uong giam va ruou de lam mem mach mau
 Ảnh minh họa.
Trường hợp thứ nhất là uống giấm "làm mềm mạch máu". Theo bác sĩ, anh Vương 4 năm trước phát hiện ra bệnh xơ cứng mạch máu. Nghe truyền miệng rằng giấm có tính axit, đặc biệt axit axetic sẽ có thể làm mềm các mạch máu nên anh Vương bắt đầu uống nửa bát giấm mỗi ngày.
Gần đây, anh thường xuyên bị trào ngược dạ dày, đến bệnh viện khám thì thấy thực quản và dạ dày đều bị viêm rất nặng, thậm chí còn có xu hướng tiền ung thư. Nguyên nhân là do uống quá nhiều giấm gây tổn thương đường tiêu hóa. Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có kiểm tra lại mạch máu cho anh Vương. Không ngờ rằng, các mạch máu không những không mềm đi mà còn xơ cứng hơn 4 năm trước.
Phải biết là, giấm được tạo ra từ quá trình lên men ngũ cốc, thành phần chính là axit axetic, chưa có thí nghiệm nào chứng minh rằng uống giấm có thể làm giảm lipid máu và làm mềm mạch máu. Ngược lại, uống giấm trực tiếp có thể gây tổn thương miệng, thực quản và dạ dày.
Trường hộp thứ hai là uống rượu để "làm mềm mạch máu". Bệnh nhân họ Lý sau khi phát hiện ra bệnh xơ cứng mạch máu cách đây 3 năm, đã nghe hàng xóm nói rằng rượu nóng, uống rượu có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ, làm mềm mạch máu. Vì vậy, anh Vương uống rượu thường xuyên hơn trước, tửu lượng cũng tăng lên rất nhiều.
Hau qua nang ne khi uong giam va ruou de lam mem mach mau-Hinh-2
 Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khi khám sức khỏe đầu năm nay, anh Lý được xác định huyết áp cao, lipid máu cũng cao, gan nhiễm mỡ, xơ cứng thành mạch không chỉ nặng thêm mà các mảng thành mạch cũng phình to ra, cực nguy hiểm, có thể gây ra tắc nghẽn mạch máu bất cứ lúc nào.
Theo bác sĩ, thực tế, uống rượu không làm mềm mạch máu, ngược lại uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và tăng lipid máu, uống nhiều rượu còn có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, thậm chí là bệnh gan do rượu.
Bản thân việc uống rượu bia sẽ làm nặng thêm tình trạng xơ cứng động mạch, cộng với huyết áp cao và lipid máu cao sẽ thúc đẩy quá trình xơ cứng động mạch nhanh chóng hơn, sau khi xơ cứng động mạch sẽ phát triển các mảng bám trong mạch máu, lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu não, nguy cơ tử vong thường trực.

Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)

Kiều Dụ (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN