Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 2.715 đồng về mức 25.073 đồng/lít, xăng RON 95-III cũng giảm 3.605 đồng xuống 26.070 đồng/lít. Đây là mức giảm rất mạnh trong thời gian vừa qua.
Trong khi đó, giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm. Dầu diesel giảm 1.740 đồng xuống 4.850 đồng/lít, dầu hỏa có mức giá mới là 25.240 đồng/lít sau khi giảm 1.100 đồng, còn dầu mazut giảm 1.164 đồng/kg về16.548 đồng/kg.
Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định trích 950 đồng/lít xăng vào quỹ. Dầu diesel trích lập 550 đồng/lít, dầu hỏa 700 đồng/lít và dầu mazut trích 950 đồng/kg.
Trước tình hình giá xăng dầu tăng cao, Bộ Tài chính đã liên tục trình các giải pháp giảm thuế Bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu đối với xăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…
Bên cạnh đó, Liên Bộ Công Thương - Tài Chính đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại trong từng kỳ điều hành).
Tất cả các giải pháp trên được đưa ra nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới khoảng 20%. Tính đến ngày 11/7/2022, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 18 kỳ điều chỉnh giá. Hiện giá xăng dầu trong nước đã có dấu hiệu giảm nhiệt trở về mức giá của trung tuần tháng 4.
Tuy nhiên, do một số bất ổn nên mặt hàng xăng dầu trong nước dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn từ biến động về giá và nguồn cung trên thị trường thế giới trong thời gian tới. Do đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá về công tác điều hành giá 6 tháng đầu năm 2022 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá 6 tháng cuối năm 2022. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục tính toán phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu, đánh giá kỹ tác động đến ngân sách nhà nước để chuẩn bị sẵn phương án khi cần thiết nếu còn dư địa để kiểm soát mặt bằng chung...