Giá heo hơi tại miền Bắc giảm vài nơi
Theo đó, giá heo hơi cùng giao dịch trong khoảng 50.000 - 51.000 đồng/kg hiện có Thái Bình, Tuyên Quang, Lào Cai và Phú Thọ.
Thương lái các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Ninh Bình giá heo hơi đang thu mua heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.
Riêng TP.Hà Nội giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg, hiện giao dịch với giá 52.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 50.000 - 52.000 đồng/kg.
|
Giá heo hơi tiếp tục giảm trên diện rộng. |
Giá heo hơi tại miền Trung giảm trên diện rộng
Trong đó, Thanh Hóa và Nghệ An giảm 1.000 đồng/kg, hiện thu mua heo hơi chung mức 52.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Mốc giá cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg, ghi nhận tại 4 tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 53.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam hạ nhiệt
Cụ thể, thương lái tỉnh Vĩnh Long đang thu mua heo hơi ở mốc 53.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Trà Vinh đang thu mua ở mốc cao nhất khu vực 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Hậu Giang, Tiền Giang, Long An, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Sóc Trăng giá heo hơi dược thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 53.000 - 54.000 đồng/kg.
Những năm gần đây, chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình có xu hướng giảm, nhất là sau đợt dịch tả heo châu Phi (DTHCP) năm 2019.
Để chăn nuôi hiệu quả, ngành chăn nuôi tỉnh Long An khuyến khích người dân giảm dần chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn và an toàn.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh, bà Huỳnh Thị Kim Phượng, hiện nay, quy mô chăn nuôi của người dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn mang tính chất nhỏ, lẻ, phân tán và có nguy cơ lây lan, phát tán mầm bệnh cao.
Bên cạnh đó, năng suất và hiệu quả chăn nuôi cũng chưa cao; chăn nuôi theo quy trình VietGAP tuy đã được hình thành nhưng còn nhiều hạn chế, thiếu khả năng cạnh tranh.
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 1.800 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại nằm trong khu vực nội thị của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư.
Đây là nơi tập trung đông dân cư, việc xử lý chất thải chưa được quan tâm đúng mức gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người và vật nuôi.
Chuỗi giá trị từ khâu chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm bước đầu được hình thành nhưng chưa được mở rộng và chưa có sự liên kết bền vững, vẫn còn có khoảng cách, thiếu thông tin, theo báo Long An.