Trương Kỳ (ở Trung Quốc) năm nay 21 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học nên quyết định ở lại thành phố lập nghiệp, đầu quân cho một công ty quảng cáo.
Công việc đòi hỏi sáng tạo không ngừng. Là người mới, Trương Kỳ luôn nỗ lực hết mình. Rất may, những cố gắng của anh được cấp trên khuyến khích phát huy. Công sức được ghi nhận, Trương Kỳ càng tích cực làm việc, không ngại thức khuya dậy sớm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
|
Mới 21 tuổi, Trương Kỳ mắc bệnh gan vì bất cẩn trong thói quen ăn uống. (Ảnh: Sohu) |
Thời gian gần đây, Trương Kỳ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không hứng thú bất cứ vấn đề gì xung quanh. Tuy vậy, Trương Kỳ không đi khám, nghĩ bản thân làm việc quá nhiều dẫn đến suy kiệt.
Thật không ngờ, sau một tuần, tình hình sức khỏe anh ngày càng nghiêm trọng với các dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, chảy máu nướu, chán ăn, cân nặng giảm đột ngột. Lúc này, Trương Kỳ đi khám thì phát hiện chỉ số alpha-fetoprotein cao tới 500, được chẩn đoán mắc bệnh gan.
Nghe tin sét đánh, Trương Kỳ không tin vào tai mình. Anh băn khoăn bản thân không hút thuốc và uống rượu, thói quen sinh hoạt hàng ngày lành mạnh, tại sao lại mắc bệnh gan khi tuổi đời còn quá trẻ. Trao đổi với bác sĩ, Trương Kỳ hối hận biết nguyên nhân gây bệnh gan liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày.
|
Đồ ăn để quá lâu có thể sinh độc tố, gây hại cho cơ thể. (Ảnh: Sohu) |
Được biết, Trương Kỳ làm việc ở Bắc Kinh nhưng thuê nhà tận vùng ngoại ô. Nhà xa công ty nên anh thường chuẩn bị cơm sáng, trưa từ tối hôm trước, bảo quản trong tủ lạnh. Đến bữa, Trương Kỳ cho hộp cơm chuẩn bị sẵn vào lò vi sóng để làm nóng rồi thưởng thức.
Điều đáng bàn, thức ăn để quá 6 giờ sẽ sinh sôi nhiều vi khuẩn và độc tố. Trong số đó, nitrit trong thực phẩm khi đi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành nitrosamine. Chất này có hại với gan, tiêu thụ lượng lớn và thời gian dài làm tổn thương tế bào gan, chức năng gan bị ức chế. Thực tế, mô gan của Trương Kỳ bị tổn thương, gan “rỗ như tổ ong” đến mức không thể nhận ra.
Theo chuyên gia, mắc bệnh gan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Phát hiện và điều trị sớm góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị. Do vậy, nếu cơ thể có những dấu hiệu bệnh gan dưới đây, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Chán ăn, ăn không ngon, thường xuyên buồn nôn; ngứa da, bề mặt da xuất hiện các nốt nhện và ban nhỏ, mưng mủ; mắt khô ngứa, thị lực kém dần, nhìn mờ; đau bụng bên phải ở vùng gan; mất ngủ về đêm, mệt mỏi, thiếu năng lượng, buồn ngủ vào ban ngày; tê bì chân tay, khô miệng, hôi miệng; sức đề kháng kém, thường xuyên cảm lạnh và sốt; giảm cân đột ngột...
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn