Ép trẻ ngủ trưa có tốt như mẹ vẫn tưởng?

Liên tục ép trẻ ngủ trưa, Tiểu Văn chỉ muốn con khỏe mạnh, tỉnh táo trong hoạt động chiều. Thế nhưng, có nằm mơ bà mẹ cũng không ngờ rằng hành động của mình đang trực tiếp hại con.
Sinh sống ở thành phố lớn nhưng điều kiện kinh tế nhà Tiểu Văn không mấy dư giả. Suốt thời gian cô sinh con đầu lòng, cả nhà chỉ trông chờ vào đồng lương chồng mang về. Cuộc sống thiếu trước hụt sau bí bức vô cùng. Cảm thấy con trai đủ cứng cáp, Tiểu Văn gửi bé nhờ bà nội chăm sóc để tiện đi làm. Vợ chồng trẻ chỉ thăm con vào các ngày cuối tuần rồi nhanh chóng rời đi.
Dịch bệnh bùng phát, việc không nhiều nên công ty Tiểu Văn cho phép nhân viên bớt giờ làm. Nhờ vậy, cô ở gần con nhiều hơn. Sau khi tự tay chăm con vài ngày, Tiểu Văn nhận thấy đứa trẻ không bao giờ ngủ trưa. Dù mẹ đóng kín cửa, không bày đồ chơi thì con vẫn ngồi cạnh mẹ, nhất định không ngủ.
Ep tre ngu trua co tot nhu me van tuong?
 Để tốt cho sức khỏe, trẻ nên giới hạn giấc ngủ trưa trong vòng 1 giờ. Ảnh minh họa.
Cảm thấy thói quen không ngủ trưa bất lợi. Sau này đứa trẻ cũng phải đi học, nếu thức mãi thì cô giáo sẽ phật lòng. Tiểu Văn quyết tâm ép con ngủ trưa bằng được.
Đứa trẻ cuối cùng cũng theo nề nếp của mẹ. Có những hôm con vừa ngủ được một lát đã dậy, Tiểu Văn lập tức kêu đứa nhỏ ngủ lại. Thời gian trôi qua, con Tiểu Văn cao hơn hẳn so với các bạn cùng lứa trong khi đầu óc lại kém phát triển, chậm phản ứng với tác động xung quanh. Linh cảm có điều chẳng lành, cô đưa con đến viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ cho biết chính việc ép con ngủ trưa đã ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của đứa trẻ.
Theo bác sĩ, ngủ trưa rất cần thiết để cơ thể đủ tỉnh táo ở các hoạt động tiếp theo trong ngày. Tuy nhiên, việc ngủ trưa thời gian dài lại không tốt chút nào. Mỗi ngày, chỉ nên giới hạn cho trẻ ngủ trưa trong vòng 1 tiếng.
Thực tế, sau 30 phút là cơ thể sẽ bước vào giấc ngủ sâu. Bị đánh thức sau đó sẽ nảy sinh tâm lý phản kháng, ảnh hưởng tâm trạng suốt buổi chiều.
Hơn nữa, thời gian ngủ trưa kéo dài còn khiến trẻ ngủ muộn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa của chứng chậm phát triển não bộ, rối loạn phát triển chiều cao của em bé.
Ngoài thời lượng thích hợp, ban trưa, cha mẹ nên chú ý đến tư thế ngủ của con. Trẻ ngủ trưa thường xoay ngang dọc, nằm sấp có thể khiến gây thiếu oxy, chóng mặt khi thức dậy. Không chỉ vậy, tư thế ngủ này cũng sẽ gây ra bệnh tăng nhãn áp, làm hỏng cột sống, ảnh hưởng đến chiều cao, ngoại hình đứa trẻ.
Tuyệt đối không bắt trẻ đi ngủ ngay sau khi ăn. Sau ăn, nhu cầu máu từ các cơ quan tiêu hóa, chẳng hạn như dạ dày tăng mạnh. Đi vào giấc ngủ, lượng máu cung cấp cho cơ thể sẽ giảm. Kết quả không chỉ dạ dày để tiêu hóa thiếu mà lượng máu cung cấp cho não thậm chí còn ít hơn. Vì vậy, đi ngủ ngay khi ăn cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ.
Đặc biệt dù trẻ nhỏ hay người lớn, tuyệt đối không học tập, làm việc ngay sau khi ngủ trưa. Khi thức dậy, chức năng não bộ chưa trở lại bình thường. Giống như máy tính cần khởi động, duỗi tay, cử động chân, vận động cột sống cổ hoặc uống 1 cốc nước ấm sẽ làm loãng máu đặc, có lợi cho cơ thể.
Định Tâm (Theo Sohu)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN