Dùng tay rửa cá, lão ngư nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'

Đến tối, bệnh nhân lên cơn sốt cao, sưng đau lan xuống cánh tay và căng mô cục bộ khiến cả nhà lo lắng, vội vàng đưa đi cấp cứu.
Trang Sohu thông tin, Bệnh viện Tuyến 1 thuộc Đại học Y Quảng Tây (Trung Quốc) vừa cấp cứu 1 ca nhiễm khuẩn vibrio vulnificus do tiếp xúc với cá biển. Được sự điều trị tận tình của bác sĩ, bệnh nhân lớn tuổi được cứu sống một cách kì diệu song buộc phải loại bỏ 1 tay.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, buổi sáng xảy ra sự việc, ông lão mang cá ra sơ chế. Dù trên tay trái xuất hiện vết nứt tạo thành vết thương hở nhưng ông vẫn bất chấp làm việc. Đến chiều, lòng bàn tay trái của bệnh nhân bắt đầu đau nhức, tấy đỏ, cử động bị hạn chế. Đến tối, bệnh nhân lên cơn sốt cao, sưng đau lan xuống cánh tay trái, căng mô cục bộ.
Gia đình lo lắng nên vội đưa ông khám tại khoa nội tiết tại một bệnh viện. Sau khi được chuyển lên khoa Chấn thương và Chỉnh hình để kiểm tra vết thương, tình trạng sức khỏe bệnh nhân tiếp tục chuyển biến xấu, có dấu hiệu sốc nên được chuyển tới phòng cấp cứu hồi sức.
Dung tay rua ca, lao ngu nhiem vi khuan 'an thit nguoi'
 Cánh tay trái bệnh nhân sau khi bị vi khuẩn "ăn thịt người" vibrio vulnificus tấn công.
Chứng kiến tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, người nhà đứng ngồi không yên, muốn được chuyển viện. Ngay sau khi nhìn hình ảnh người nhà chụp bằng điện thoại, các bác sĩ tại bệnh viện Tuyến 1 thuộc Đại học Y Quảng Tây lập tức đồng ý tiếp nhận.
Thông qua mô tả của người nhà và hình ảnh cánh tay bệnh nhân sưng phồng, đen mọng như trái nho chín, bác sĩ nghi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” vibrio vulnificus nguy hiểm. Việc cấp cứu cần phải chạy đua với thời gian mới mong cứu được mạng sống.
Dung tay rua ca, lao ngu nhiem vi khuan 'an thit nguoi'-Hinh-2
 Sau khi nhiễm khuẩn, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê.
Sau khi đồng ý tiếp nhận, bệnh nhân được đưa tới khu ICU của Bệnh viện Tuyến 1 thuộc Đại học Y Quảng Tây.
Lúc này, tình trạng bệnh nhân hết sức nguy kịch. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán ông lão bị viêm cân mạc hoại tử tay trái, sốc nhiễm trùng, rối loạn chức năng đa cơ quan.
Ở đó, viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da không thường gặp, tốc độ tiến triển rất nhanh, có nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn gây viêm dẫn tới phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ.
Dung tay rua ca, lao ngu nhiem vi khuan 'an thit nguoi'-Hinh-3
 Để đảm bảo tính mạng người bệnh, bác sĩ thực hiện phẫu thuật tháo bỏ cánh tay.
Chỉ trong 1 giờ, bác sĩ trực của khoa đã hoàn thiện các khâu kiểm tra trước phẫu thuật, đồng thời mời bác sĩ khoa Chấn thương và Chỉnh hình cùng hội chẩn.
Ban đầu, gia đình chưa ý thức được tình trạng sức khỏe bệnh nhân, chần chừ không muốn loại bỏ cánh tay. Đến khi huyết áp bệnh nhân bất ổn, nhịp tim tăng dần, thở gấp rồi rơi vào hôn mê, nếu không loại bỏ chi, tính mạng bệnh nhân không được đảm bảo thì người nhà mới ký vào giấy đồng ý phẫu thuật.
Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tay trái dưới sự phối hợp của bác sĩ nhiều chuyên khoa. May mắn thay, ca phẫu thuật thành công, cứu được bệnh nhân.
Được biết, vi khuẩn vibrio vulnificus được ví là “vi khuẩn ăn thịt người” hay “kẻ giết người thầm lặng trong lòng đại dương”, thường ký sinh trong động vật có vỏ như sò, hến... Khi nhiễm khuẩn, bệnh khởi phát nhanh, tỷ lệ tử vong rất cao. 50% đến 70% bệnh nhân tử vong do sốc nhiễm trùng và suy đa tạng trong vòng 48 giờ.
Đáng nói, viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da. Ngay cả nhân viên y tế cũng ít biết đến căn bệnh này.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người có bệnh gan mạn tính hoặc có các vấn đề bệnh lý gây suy giảm miễn dịch cũng như đang sử dụng các thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cần hết sức cẩn thận trước Vibrio vulnificus. Nguyên nhân bởi có thể xảy ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Nhiễm khuẩn vibrio vulnificus có khả năng gây chết người cao nên việc phòng ngừa là rất quan trọng. Chuyên gia đề xuất các đối tượng có nguy cơ cao nên tránh ăn hải sản sống vào mùa hè, giữ an toàn vùng da bị tổn thương khi tiếp xúc với nước biển, đeo găng tay khi tiếp xúc với hải sản.
Nhóm đối tượng nguy cơ cao khi tiếp xúc với nước biển, hải sản, động vật có vỏ hoặc vây đâm vào cơ thể có biểu hiện bất thường cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Người dân bình thường bị hóc xương cá, sò đâm phải rửa vết thương bằng nước sạch và sát trùng ngay, nếu vết thương bất thường cần đi khám ngay.
Định Tâm (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN