Đồ bếp bằng inox như bát đũa, nồi, chậu,... ngày càng phổ biến bởi mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý. Đồ inox có độ bền cao, lỡ tay đánh rơi cũng không vỡ. Được đánh giá an toàn sức khỏe song dùng nồi bát inox không đúng cách có thể gây hại, đặc biệt là những trường hợp dưới đây:
1. Dùng với thực phẩm có tính axit
Thực phẩm có tính axit như giấm trắng, nước chanh, soda, cà phê, rượu,... rất phổ biến trong bữa ăn. Để đựng thực phẩm có tính axit, bạn nên sử dụng các chất liệu như cốc giấy, đồ sành sứ hoặc thủy tinh. Sử dụng đồ inox để đựng trường hợp này không có lợi cho sức khỏe.
Cụ thể, các chất có tính axit trong thực phẩm sẽ phản ứng với inox, giải phóng các chất độc hại, kim loại nặng. Thường xuyên nạp những chất này sẽ gây hại cơ thể.
|
Đồ bếp inox không nên sử dụng với thực phẩm tính axit như giấm trắng, nước chanh. |
2. Dùng với thực phẩm có tính kiềm
Bên cạnh thực phẩm tính axit, thực phẩm tính kiềm như hoa quả họ cam quýt, baking soda, hành củ, tỏi, muối,... cũng không nên dùng chung với đồ bếp chất liệu inox. Sử dụng chất liệu này đựng thực phẩm tính kiềm sẽ tạo phản ứng hóa học, sinh ra các chất độc hại.
3. Dùng sắc thuốc
Để nhận được tối đa lợi ích sức khỏe của các loại dược liệu, bạn nên dùng ấm sành, sứ, tránh sử dụng đồ inox để sắc thuốc. Sử dụng đồ inox sắc thuốc dễ tạo ra phản ứng hóa học, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc; đôi khi có thể gây ngộ độc.
|
Thay vì dùng đồ inox, bạn nên dùng đồ chất liệu sành sứ để sắc thuốc, tránh ảnh hưởng sức khỏe. |
Nghiên cứu chỉ ra, trong các kim loại nặng có thể phôi ra từ xoong nồi inox, mangan là chất đáng lo ngại nhất vì nó ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây ra các độc tố, hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần tương tự bệnh Parkinson.
Lượng mangan hấp thu vào cơ thể cao có thể dẫn đến ngộ độc phổi, thận và tim mạch. Mangan đặc biệt nguy hại cho trẻ nhỏ bởi cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ rất nhiều mangan trong khi tiết thải ra bên ngoài rất ít.
Để đảm bảo sức khỏe, ngoài tránh sử dụng đồ inox với thực phẩm tính kiềm, tính axit và các loại dược liệu, chị em nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc, chất liệu đảm bảo. Cụ thể, đồ gia dụng chất liệu inox 304 ít có khả năng thôi nhiễm kim loại nặng vào thức ăn. Trong khi đó, chất liệu inox 201 và 202 rất dễ xảy ra tình trạng thôi nhiễm mangan và các kim loại nặng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà