Dỡ phong toả sớm, San Francisco đã phải hối hận như nào trong dịch cúm Tây Ban Nha
Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha hơn 100 năm trước, San Francisco (Mỹ) đã phải hứng chịu hậu quả do sớm dỡ bỏ lệnh phong tỏa, dẫn đến đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai nguy hiểm hơn lan ra khắp thành phố.
Thiên An
-
Theo Business Insider, vào mùa thu năm 1918, San Francisco đã hành động nhanh chóng để đối phó đại dịch cúm Tây Ban Nha bằng cách đóng cửa thành phố và yêu cầu người dân đeo khẩu trang nơi công cộng. Tuy nhiên, khi số ca bệnh giảm dần vào tháng 11/1918, San Francisco đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Điều này dẫn đến đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai nguy hiểm hơn lan ra khắp thành phố. (Nguồn ảnh: Business Insider)
-
Đại dịch cúm Tây Ban Nha "tấn công" San Francisco vào tháng 9/1918 khi những người lính trong Thế chiến I bắt đầu trở về quê nhà từ Châu Âu.
-
Các lãnh đạo San Francisco khi đó đã thực hiện nhiều biện pháp nghiêm ngặt, sớm đóng cửa thành phố để đối phó dịch bệnh.
-
Ngày 25/10/1918, Ban Giám sát San Francisco yêu cầu tất cả mọi người đều phải đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Những người vi phạm sẽ phải nộp tiền phạt hoặc ngồi tù.
-
Các bước đi chủ động của thành phố đã chứng minh hiệu quả khi số ca mắc bệnh giảm dần.
-
Quy định đeo khẩu trang được dỡ bỏ vào ngày 21/11/1918, và thành phố mở cửa trở lại với các quán bar, nhà hát và sân vận động thể thao chào đón đông đảo người dân.
-
Theo Chronicle, người dân ở San Francisco đã đổ ra đường phố ăn mừng và tung khẩu trang của họ.
-
Tuy nhiên, đầu tháng 12/1918, số ca nhiễm virus ở San Francisco tăng trở lại.
-
Các nhà lãnh đạo thành phố quay trở về thực hiện những biện pháp nghiêm ngặt sau thời gian nới lỏng phong tỏa.
-
Giãn cách xã hội được cho là một trong những cách tốt nhất để chống lại sự lây lan của dịch bệnh.
-
Giới chức San Francisco cũng cho rằng người dân cần phải đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm. Thành phố bắt đầu yêu cầu người dâu đeo khẩu trang trở lại vào ngày 17/1/1919. Nhiều người đã phải nộp phạt hoặc bắt giữ vì vi phạm.
-
Vào cuối tháng 2/1919, tổng số ca tử vong trong dịch cúm Tây Ban Nha ở San Francisco là 3.213 người, tăng gần gấp đôi so với 1.857 trường hợp vào tháng 11/1918.
-
San Francisco cuối cùng trở thành một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Mỹ trong đại dịch cúm Tây Ban Nha hơn 100 năm trước.
-
Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)
Thiên An
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile