Địa cầu có đường lưỡi bò bán online: Xử lý chủ web Lazada, Sendo thế nào?

Liện quan đến vụ  nhiều website thương mại điện tử bán hàng hóa bị cài cắm đường lưỡi bò gây phẫn nộ dư luận. Vậy, trang web Lazada, Sendo có thể sẽ bị xư lý thế nào?
Cần truy trách nhiệm đơn vị sản xuất, xuất bản
Thời gian gần đây, trên một số trang thương mại điện tử như Sendo, Lazada bán quả địa cầu có in hình "đường lưỡi bò" phi pháp. Sản phẩm này có thể lơ lửng trên giá đỡ nhờ từ trường, được bán với giá 225.000 đồng.
Vậy, đơn vị sở hữu web Lazada, Sendo sẽ bị xử lý thế nào thế nào?
Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường – Văn Phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, sự việc Trung Quốc đơn phương công bố chủ quyền vùng biển bằng đường lưỡi bò 9 đoạn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của đa số các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, việc đơn phương công bố chủ quyền đường chín đoạn này đã xâm phạm chủ quyền của nhiều quốc gia khu vực đông nam châu Á, trong đó có Việt Nam.
Quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước Việt Nam là không thừa nhận việc tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông. Khẳng định chủ quyền vùng biển, hải đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập. Kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển đảo, phản đối các luận điệu xuyên tạc, xâm phạm đến chủ quyền quốc gia.
Dia cau co duong luoi bo ban online: Xu ly chu web Lazada, Sendo the nao?
 Quả địa cầu có cài cắm đường lưỡi bò rao bán trên mạng.
Bởi vậy, mọi hành vi tuyên truyền, phổ biến các ấn phẩm về đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc là vi phạm pháp luật Việt Nam, xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, hành vi này là đáng lên án và có thể áp dụng các chế tài của pháp luật để xử lý, có thể là chế tài hành chính hoặc xử lý hình sự.
Theo quy định tại Luật xuất bản thì xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Theo đó, Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Luật sư Cường cho hay, tại Điều 10 của Luật xuất bản cũng quy định nghiêm cấm các hành vi như Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản; Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản; In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm; Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu; Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
Như vậy, Cơ quan chức năng cần làm rõ bản đồ có hình lưỡi bò này do đơn vị nào sản xuất, xuất bản. Hành vi xuất bản mà không đăng ký, không có giấy phép xuất bản hặc in lậu, in giả trái phép xuất là hành vi nghiêm cấm trong hoạt động xuất bản.
Mức phạt sẽ thế nào?
Về chế tài xử lý hành vi này được quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chi, xuất bản. Theo đó, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như in xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản; In tài liệu không kinh doanh không có giấy phép xuất bản; hoặc In gia công xuất bản phẩm, sản phẩm không phải là xuất bản phẩm cho nước ngoài không có giấy phép in gia công theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP. Ngoài ra còn buộc thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm in vi phạm; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng đối với tổ chức đó.
Dia cau co duong luoi bo ban online: Xu ly chu web Lazada, Sendo the nao?-Hinh-2
 Luật sư Đặng Văn Cường – Văn Phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
Hoặc phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 300 bản trở lên; Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, còn bị buộc thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Đình chỉ hoạt động từ 09 đến 12 tháng đối với hành vi tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản.
Trong trường hợp sản xuất, buôn bán ấn phẩm số lượng lớn không được cấp phép thì đây được coi là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo đó, hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự.
Còn trong trường hợp sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm về tội Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự.
Xem thêm video: Không cấp đăng kiểm cho xe có 'đường lưỡi bò' 

Nguồn VTV.

Trung Vương

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN