Dậy quá sớm vừa tổn thọ vừa khó chịu
Trên thực tế, dậy sớm và dậy quá sớm là hai khái niệm khác nhau. Thức dậy quá sớm, giống như thức khuya, cực kỳ có hại cho sức khỏe.
|
Ai cũng biết rằng thức khuya có hại cho cơ thể, nhưng có chuyên gia lại nói rằng, dậy sớm còn hại hơn thức khuya nhiều. Vậy, thức dậy sớm có thực sự đáng sợ hơn thức khuya không? Nó có cơ sở khoa học không? Đi ngủ sớm và dậy sớm hay hơn là đi ngủ muộn và dậy muộn? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sự thật. (Ảnh minh họa) |
|
Thức dậy sớm và thức khuya mang lại những tác hại gì cho cơ thể? Giấc ngủ ngon là yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần. Ai cũng biết thức khuya không tốt cho sức khỏe, đi ngủ sớm và dậy sớm rất tốt cho sức khỏe. |
|
Trên thực tế, dậy sớm và dậy quá sớm là hai khái niệm khác nhau. Thức dậy quá sớm, giống như thức khuya, có thể dẫn đến thời gian ngủ không đủ và cơ thể xuất hiện các triệu chứng thiếu ngủ. |
|
Thiếu ngủ cấp tính có thể gây ra các hiện tượng như đau đầu, chóng mặt, giảm tập trung và cáu kỉnh. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, béo phì, tim mạch và mạch máu não, sa sút trí tuệ, các bệnh miễn dịch. |
|
Thức dậy sớm độc hại hơn thức khuya? Theo lẽ thường, người ta tin rằng dậy sớm tốt cho sức khỏe hơn thức khuya. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho những người tham gia nghiên cứu ngủ 4 tiếng. Kết quả, những tình nguyện viên ngủ từ 23h đến 3h ngày hôm sau có tình trạng tồi tệ hơn những tình nguyện viên ngủ từ 3h đến 7h. |
|
Như vậy, dậy quá sớm tác hại không kém thức khuya. Lưu ý rằng dậy sớm này ám chỉ những người không có đủ thời gian ngủ. Những lý do có thể là do những người thức dậy quá sớm thường bị gián đoạn giấc ngủ đột ngột. |
|
Giấc ngủ bị gián đoạn đột ngột dẫn đến quán tính của giấc ngủ xảy ra. Quán tính của giấc ngủ là một cảm xúc tiêu cực xảy ra sau khi ngủ không đủ giấc, biểu hiện là buồn ngủ, suy giảm nhận thức và ủ rũ khi thức dậy. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể có cảm giác rối loạn định hướng hoặc lú lẫn. |
|
Nghiên cứu cũng cho thấy, những người thức dậy quá sớm có mức cortisol cao hơn. Như chúng ta đã biết, cortisol là một loại hormone liên quan đến căng thẳng. Vì vậy, những người dậy sớm dễ bị đau cơ và đau đầu. Cortisol cũng làm cho mọi người nhạy hơn với các kích thích bên ngoài, khiến họ trở nên cáu kỉnh và mệt mỏi hơn. |
|
Đi ngủ sớm và dậy sớm hay hơn là đi ngủ muộn và dậy muộn? Mỗi người có cách ngủ khác nhau, có những “cú đêm” thích ngủ muộn, có những “chú chim” thích dậy sớm. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào gen, thói quen sống và làm việc. |
|
Ngủ muộn liên quan đến nhiều loại bệnh, bao gồm tiểu đường, tim mạch và mạch máu não, bệnh tâm lý và đột tử. Ngủ muộn có thể dẫn đến thời gian ngủ không đủ, khiến nhịp sinh học của giấc ngủ bị xáo trộn. |
|
Ánh sáng xanh của màn hình điện tử vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melatonin, thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến nhịp sinh học của giấc ngủ bị chậm lại. |
|
Ngược lại, dậy sớm có rất nhiều lợi ích. Bạn có thể dậy sớm để tập thể dục, có thể chuẩn bị bữa sáng đầy đủ cho mình và cũng có thể lên kế hoạch tốt cho công việc trong ngày. Những người dậy sớm thường minh mẫn hơn và có thể tiếp xúc với nhiều ánh sáng mặt trời hơn. |
|
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi ngủ sớm và dậy sớm có thể giảm 23% nguy cơ trầm cảm. Như một phần của tự nhiên, nhịp ngủ của con người phải phù hợp với nhịp sinh học, nếu không, cơ thể có thể gặp vấn đề. Như vậy, ngủ sớm dậy sớm tốt hơn ngủ muộn và dạy muộn. Song phải nhắc lại, dậy sớm khác với dậy quá sớm. |
Kiều Dụ (Theo SH)