-
Cùng tên gọi nhưng hương vị và cách thưởng thức hoàn toàn khác nhau của những món nem đặc sản này khiến cho không chỉ các tín đồ Việt Nam mà cả du khách nước ngoài cũng yêu thích.
-
Nem Phùng, Hà Nội: Tuy món ăn đơn giản nhưng lại có sức hấp dẫn với các tín đồ ẩm thực Việt Nam. Nguyên liệu làm nem Phùng khá đơn giản chỉ gồm thịt nạc, bì lợn, lá sung, gạo nếp, gạo tẻ... nhưng phải qua quá trình tuyển lựa, chế biến cầu kì.
-
Thịt làm nem thường là thịt thăn có cả nạc và mỡ. Thịt lợn đem hấp cách thủy, rồi vớt ra lọc lấy lớp bì riêng, thịt nạc riêng, mỡ riêng. Bì lợn thái chỉ nhỏ, lăn tăn như sợi miến. Sau đó đem cả hai trộn đều với thính gạo rang vàng thơm rồi chia thành từng gói có lá sung, lá ổi, gói lại vuông vắn như chiếc bánh chưng bằng lá chuối, buộc lạt hồng điều, trông rất đẹp mắt.
-
Nem nắm - Nam Định: Trong các món nem nổi tiếng thì nem nắm của vùng Nam Định được cho là có truyền thống lâu đời nhất. Vào thời nhà Trần, món ăn này được xem là đặc sản tiến vua nhờ hương vị thơm ngon, đặc sắc của chúng. Nem nắm được làm từ bì và thịt lợn trộn đều cùng thính gạo và thêm thắt các phụ gia như tỏi, mắm...
-
Để làm ra những chiếc nem hoàn hảo, thịt lợn phải lẫn chút nạc và mỡ, thính gạo là loại thơm ngon nhất vùng. Nhờ thế mà món ăn mang đến hương vị đặc trưng rất riêng, chẳng thể lẫn vào đâu. Cách thưởng thức đúng điệu là cuốn nem vào chiếc lá sung, thêm vài cọng đinh lăng rồi nhón qua chén nước mắm Sa Châu nổi tiếng.
-
Nem chua Thanh Hóa: Nem chua từ lâu đã trờ thành một món đặc sản nổi tiếng của ẩm thực Thanh Hóa. Đặc sản nem Việt Nam này là món ngon mà người Thanh Hóa dùng đãi khách đến chơi nhà, dự tiệc. Và khi đi xa, họ đều không quên mang theo vài chục nem làm quà cho bạn bè nơi mình đến.
-
Điểm đặc biệt để phân biệt nem chua Thanh Hóa với nem chua các vùng khác chính là lá đinh lăng, một loại lá gói lót trong nem. Chiếc lá đinh lăng màu xanh ngắt, bám chặt lấy miếng nem màu hồng rất đẹp mặt.
-
Nem lụi Huế được xem là một trong đặc sản của Thừa Thiên Huế mà bất kỳ ai đến thăm miền đất cố đô này cũng đều nên thử. Món ăn mang hương vị Trung Bộ độc đáo này để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi du khách trong và ngoài nước từng được thưởng thức.
-
Nem lụi được chế biến khá đơn giản với thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng như miến, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính. Sau đó, người ta lụi hỗn hợp này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Mới thưởng hương thịt thơm nức tỏa ra trên từng chiếc đũa tre đã khiến lòng người không khỏi xao xuyến.
-
Nem chợ Huyện - Bình Định: Nem hầu như ở địa phương nào cũng có, tuy nhiên ở mỗi vùng miền lại có cách chế biến riêng và nem Chợ Huyện mang trong mình hương vị chua ngọt mặn mà khiến người thưởng thức ăn hoài không ngán.
-
Không giống như những địa phương khác, người ta thường dùng lá chuối hoặc lá chùm ruột để gói nem. Người dân Bình Định lại dùng lá chuối non và lá ổi để gói. Chính điều này, đã làm cho nem có mùi thơm rất đặc trưng khó lẫn vào nơi nào khác. Mỗi chiếc nem được gói theo hình vuông có kích thước khoảng 3 cm. Khi ăn, chỉ cần bóc nhẹ nhàng lớp vỏ ra và thưởng thức.
-
Nem Lai Vung - Đồng Tháp: Khác với nem chua Thanh Hóa, món nem của vùng Lai Vung có màu đỏ hồng hấp dẫn và thiên về vị ngọt thanh, dịu nhẹ. Chiếc nem được gói cẩn thận trong lá chuối, khi mở ra bạn sẽ thấy thòm thèm bởi mùi thơm từ từ thoảng lên.
-
Một chiếc nem ngon đúng điệu phải cân bằng với tỉ lệ 8 phần nạc và 2 phần da. Người ta giã nhuyễn thịt cùng gia vị rồi trộn với bì, thính, lót lá vông rồi ủ từ 3 - 4 ngày cho lên men. Khi nếm thử, cái chua cay, mặn mà hết hợp cùng độ giòn của mấy cọng bì đã làm tăng thêm phần kích thích vị giác cho thực khách. Ảnh: Internet.
-
Mời độc giả xem video "Vào bếp cùng Quang Hải U23 Việt Nam". Nguồn: VTV24.