Đặc sản đắng chát của miền Tây - món gỏi sầu đâu

Gỏi sầu đâu có vị đắng chát nhưng lại là món ăn đặc sản của miền Tây hấp dẫn nhiều du khách.
 
  • Dac san dang chat cua mien Tay - mon goi sau dau
    Gỏi sầu đâu là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân nhiều tỉnh miền Tây nam bộ như Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau, An Giang. Ảnh: dacsanmuicamau.
  • Dac san dang chat cua mien Tay - mon goi sau dau-Hinh-2
    Món đặc sản miền Tây này được làm từ những lá sầu đâu non có vị hơi đắng rất đặc biệt. Ảnh: pasgo.
  • Dac san dang chat cua mien Tay - mon goi sau dau-Hinh-3
    Lá sầu đâu có thể được dùng để ăn kèm nhiều món như cá kho, mắm thái, mắm chưng, thịt kho…Ảnh: zingnews.
  • Dac san dang chat cua mien Tay - mon goi sau dau-Hinh-4
    Ở miền Trung cũng có một loại cây cùng tên sầu đâu nhưng có hoa màu tím và lá có độc không ăn được. Ảnh: dantocmiennui.
  • Dac san dang chat cua mien Tay - mon goi sau dau-Hinh-5
    Lá sầu đâu được trần qua nước sôi và kết hợp cùng với các loại nguyên liệu khác như thịt ba chỉ, tôm, cá khô xé nhỏ, xoài xanh dưa chuột,... Ảnh: cpcdn.
  • Dac san dang chat cua mien Tay - mon goi sau dau-Hinh-6
    Gỏi sầu đâu sẽ trở nên tròn vị hơn đó chính là nhờ nước mắm me. Ảnh: emvaobep.
  • Dac san dang chat cua mien Tay - mon goi sau dau-Hinh-7
    Bát nước chấm này sẽ được cho thêm tỏi, ớt băm nhuyễn, thêm đường và nước mắm nhĩ để tạo nên độ hoàn hảo cho món nhậu. Ảnh: bazantravel.
  • Dac san dang chat cua mien Tay - mon goi sau dau-Hinh-8
    Được biết, món gỏi sầu đâu được cho là xuất xứ từ Campuchia và du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khơ-me sinh sống tại Việt Nam. Ảnh: ibebiz.
  • Dac san dang chat cua mien Tay - mon goi sau dau-Hinh-9
    Người ta thường ăn món này khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch vì đây là khoảng thời gian cây sầu đâu ra hoa và lá mới. Ảnh: ngaynay.
Hà Nguyễn (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN