Da khô ngứa, đường huyết tăng nên bỏ ngay 2 món bữa sáng này

Bác sĩ khuyến cáo nếu muốn ổn định đường huyết thì không nên ăn cháo hay bột ngũ cốc ủ vào bữa sáng, bởi hai thứ này sẽ khiến đường huyết tăng rất nhanh.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường không chỉ được đánh giá từ lượng đường trong máu, mà còn cả bất thường trên da, chẳng hạn như ngứa và khô, ăn uống quá nhiều và đi tiểu nhiều.
Theo bác sĩ Alice, một bác sĩ y học cổ truyền người Trung Quốc, cách đây không lâu, một nữ bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra vì các triệu chứng ngứa da, khô da, cô cũng ăn uống nhiều hơn nhưng lại khát nước liên tục do đi tiểu nhiều.
Da kho ngua, duong huyet tang nen bo ngay 2 mon bua sang nay
 Ảnh: ETToday.
Để cải thiện tình trạng, người phụ nữ bôi kem dưỡng da hàng ngày nhưng vẫn không hiệu quả, thậm chí vùng kín còn ngứa ngáy không chịu được, ăn hoa quả mát hàng ngày cũng không cải thiện.
Bên cạnh đó, cô còn hay cảm thấy đói, mắt mờ, tay run và đánh trống ngực. Không còn cách nào khác, cô đành đi khám. Nào ngờ, kết quả phát hiện, lượng đường trong máu của cô cao tới 474, có thể rơi vào trạng thái hôn mê bất cứ lúc nào.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện người phụ nữ luôn ăn sáng bằng cháo và ngũ cốc vì nghĩ sẽ tốt cho dạ dày. Nào ngờ, lại tạo thành bệnh khác.
Về vấn đề này, bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu muốn ổn định đường huyết thì không nên ăn cháo hay bột ngũ cốc ủ vào bữa sáng, bởi hai thứ này sẽ khiến đường huyết tăng rất nhanh do đều là thực phẩm có chỉ số GI cao.
Bác sĩ kê cũng kê đơn thuốc cho bệnh nhân uống một tuần, sau đó quay lại phòng khám kiểm tra, lượng đường trong máu nữ bệnh nhân đã giảm xuống còn 145.
Da kho ngua, duong huyet tang nen bo ngay 2 mon bua sang nay-Hinh-2
 Nếu muốn ổn định đường huyết thì không nên ăn cháo hay bột ngũ cốc ủ vào bữa sáng.
Bác sĩ cũng nhắc nhở rằng lượng đường trong máu cao có khả năng gây ra ba vấn đề lớn trong cơ thể, trong đó có rối loạn hệ thống miễn dịch, hoạt hóa tế bào miễn dịch thấp, bạch cầu số lượng ít, chức năng thực bào mầm bệnh kém. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm hơn người bình thường.
Ngứa da là do lượng đường trong máu cao dẫn đến máu đặc quánh, máu lưu thông kém, da khô, da ngứa. Hiện tượng ngứa có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hoặc một bộ phận nhất định trên cơ thể, đặc biệt là bắp chân. Thông thường, những vết sẹo do trầy xước trên cơ thể bệnh nhân tiểu đường nếu không được chăm sóc có thể dẫn đến hoại tử, cuối cùng là cắt cụt chi.
Ngoài ra, hàm lượng đường trong nước tiểu của bệnh nhân đái tháo đường cao, vi khuẩn dễ phát triển trong đường tiết niệu, dẫn đến nhiễm trùng vùng kín. Những phụ nữ trên 50 tuổi và mãn kinh, nếu kiểm soát đường huyết không tốt, hoặc bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết kém, dễ dẫn đến nhiễm trùng lặp đi lặp lại, chỉ khi đường huyết được kiểm soát tốt thì tình hình mới được cải thiện.
Cũng cần chú ý đến bệnh thận đái tháo đường bởi lượng đường trong máu cao cũng có thể dẫn đến huyết áp cao, sẽ làm tổn thương các mạch máu của thận, tăng tải trọng cho thận khi lọc và dẫn đến các bệnh về thận.
Khi bệnh nhân tiểu đường có bọt trong nước tiểu và phù chi dưới, đó là biểu hiện chức năng thận bị tổn thương, nên đến bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt, nếu chức năng thận mất hơn 90%, cần phải chạy thận nhân tạo.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường 

Nguồn video: TTV

Kiều Dụ (Theo ET)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN