Theo phong tục truyền thống ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm (ngày 23 tháng 12 theo lịch Âm. Năm 2023, ngày cúng ông Công ông Táo rơi vào thứ Bảy, ngày 14 tháng 1.
Thông thường nhiều người cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, bởi họ quan niệm rằng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã về chầu trời.
Cụ thể, ngày cúng ông Công ông Táo đẹp nhất:
- Ngày 20 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).
Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.
- Ngày 23 tháng Chạp: Các khung giờ tốt gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h).
Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Vàng mã cúng ông Táo:
Mũ ông Táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn.
Quần áo giấy cho Táo: hai bộ cho nam, 1 bộ cho nữ.
Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ.
Giấy tiền vàng mã.
Mâm cỗ cúng:
Mâm cỗ mặn cúng ông Táo gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.
Các gia đình cũng mua thêm 3 con cá chép, cá vàng sống thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả, chúng được coi như là phương tiện đưa Táo quân lên trời.
Thông thường đồ cúng, đỗ lễ chỉ có trà, bánh, kẹo...
Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn).
Nhưng tùy gia đình mà mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đã được đơn giản đi rất nhiều, không bắt buộc phải có đủ các món như mâm cỗ truyền thống. Các gia đình có thể tùy chỉnh các món ăn trong mâm cúng sao cho phù hợp.