Công ty cổ phần Pymepharco bị xử phạt 100 triệu đồng vì không hoàn thiện thủ tục đăng ký lưu hành thuốc

Công ty cổ phần Pymepharco (số 166-170, phố Nguyễn Huệ, phường 7, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên) bị xử phạt hành chính do vi phạm nhiều lần (với 19 lô) không đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành theo quy định.
 
Mới đây,  Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Pymepharco vì không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành thuốc đối với thay đổi lớn cần được phê duyệt với thuốc Ciprofloxacin STADA 500 mg có số đăng ký VD-34964-21, theo quy định của pháp luật.
 Theo quyết định của Cục Quản lý Dược, các tình tiết tăng nặng là công ty này đã có vi phạm trên nhiều lần (đối với 19 lô thuốc), vi phạm điểm b khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Không có tình tiết giảm nhẹ.
Cong ty co phan Pymepharco bi xu phat 100 trieu dong vi khong hoan thien thu tuc dang ky luu hanh thuoc
Quyết định của Cục Quản lý Dược xử phạt hành chính Công ty CP Pymepharco  
Với hành vi trên, Công ty cổ phần Pymepharco bị xử phạt hành chính với số tiền 100 triệu đồng.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu Công ty cổ phần Pymepharco nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà Công ty cổ phần Pymepharco không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Công ty phải nộp số tiền phạt số tiền nói trên vào ngân sách nhà nước, qua Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.
Được biết, Công ty cổ phần Pymepharco đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc ngày 10/3/2019. Bà Trình Thị Phương Lan là Tổng Giám đốc. Sản phẩm của Pymepharco không chỉ lưu hành trong nước, mà còn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Hong Kong, Malaysia, Philippines, Đức.
Thuốc ciprofloxacin 500mg là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn như Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang; nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi không còn lựa chọn khác; nhiễm trùng sinh dục như viêm tiền liệt tuyến mạn tính, hay viêm cổ tử cung do song cầu lậu; nhiễm khuẩn đường ruột như tiêu chảy, thương hàn.
An Nhiên (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN