Con trai bị liệt nửa người do mẹ bắt tập thể dục kiểu này

Theo các bác sĩ, nếu các bậc phụ huynh không biết cách, không rõ tình trạng thể chất của con mà cứ ép chúng tập thể dục thể thao thì chẳng khác nào làm hại con.
Với sự gia tăng nhận thức về rèn luyện thể dục thể thao, nhiều bậc cha mẹ sẽ đốc thúc con cái tập luyện để nâng cao sức khoẻ. Thế nhưng, nếu không biết cách, không rõ tình trạng thể chất mà cứ ép con cái tập luyện thì chẳng khác nào làm hại con.
Theo thông tin đăng tải, khi thấy con trai 13 tuổi ngày càng béo hơn, cô Lưu, ở Nam Thông, Giang Tô, Trung Quốc, đã quyết định phải đưa bé vào khuôn khổ, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày bằng cách nhảy dây nhằm giảm mỡ và khoẻ mạnh hơn.
Nào ngờ, chỉ sau 5 phút nhảy dây trong phòng khách, con trai cô Lưu ngã vật xuống đất, không ngừng la hét vì đau đớn.
Nghĩ rằng con trai mình lười biếng làm trò, nhưng không ngờ khi kiểm tra kỹ, cô Lưu nhận ra miệng và mắt của con đã bị méo và liệt nửa người. Hoảng sợ tột độ, cô Lưu gọi chồng cùng đưa con đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương.
Con trai bi liet nua nguoi do me bat tap the duc kieu nay
Mẹ bắt tập thể dục kiểu này, con trai 13 tuổi liệt nửa người. - Ảnh minh hoạ. 
Tại bệnh viện địa phương, bác sĩ không tìm thấy bất thường rõ ràng nào qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, nhận định đây là nhồi máu não cấp tính.
Tuy nhiên, điều này cũng khiến bác sĩ rất vướng mắc, không biết tại sao con trai cô Lưu còn rất nhỏ mà mắc bệnh như vậy. Bác sĩ cảm thấy bất thường liền lập tức ký giấy chuyển viện, yêu cầu gia đình đưa bé đến bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị hơn.
Bé trai sau đó được chuyển đến Bệnh viện trực thuộc Đại học Nam Thông và ngày lập tức được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Thế nhưng, các triệu chứng của bệnh nhi trở nên tồi tệ hơn vào ngày hôm sau, thường xuyên nôn mửa và rối loạn ý thức.
Bác sĩ ngay lập tức can thiệp bằng phẫu thuật, kết quả phát hiện động mạch cảnh của bé bị tắc hoàn toàn một bên, chỉ được bù đắp một phần mạch máu bên còn lại. Rất may là ca phẫu thuật diễn ra tốt đẹp, mạch máu được đã mở thành công và lưu lượng máu được phục hồi. Tình trạng liệt của bệnh nhi cuối cùng cũng bắt đầu cải thiện.
Về vấn đề này, bác sĩ Trương Vân Phong, một bác sĩ tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Nam Thông, cho biết rằng nhồi máu não ở trẻ em khác với ở người lớn và tương đối hiếm. Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất bao gồm dị dạng mạch máu nội sọ, tiền sử bệnh tim bẩm sinh hoặc các triệu chứng sau khi phẫu thuật tim.

Mời quý độc giả xem thêm video: Bệnh bại liệt quay trở lại Malaysia. Nguồn video: THĐT.

Kiều Dụ (Theo ET)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN