Cơ thể liên tục phát tín hiệu này cho thấy dấu hiệu bệnh tim 16:00 23/10/2021 (GMT+7) Mắc bệnh tim, bệnh nhân sẽ bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, người bệnh có thể đối diện với cái chết. Do vậy, phát hiện dấu hiệu bệnh tim có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khó tiêu: Nhiều người nhầm tưởng khó tiêu là dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa. Thực chất, trước khi bệnh tim khởi phát, cơ thể cũng có triệu chứng khó tiêu. (Ảnh minh họa) Khác với khó tiêu do bệnh dạ dày, người bệnh sẽ không có cảm giác đau dữ dội. Tình trạng kéo dài, thỉnh thoảng kèm theo buồn nôn và cảm giác nóng trong dạ dày. Khó thở: Quá trình thể dục, nếu không vận động mạnh mà thường xuyên khó thở thì bạn nên hết sức cảnh giác, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh tim. Bạn cũng nên chú ý khi không xách vật nặng mà leo cầu thang vẫn cảm thấy khó thở, tức ngực, hoảng sợ. Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là sự thiếu đều đặn về tốc độ của nhịp tim, nhịp tim lúc nhanh lúc chậm. So với những biểu hiện trên, rối loạn nhịp tim khó có thể phát hiện. Vậy nhưng, nếu bạn cảm nhận được sự sai lệch này thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Đau ở ngực và lưng: Chuyên gia sức khỏe cho biết, dù cơn đau ở ngực, lưng ngắn hay dai dẳng đều có thể là tín hiệu bất thường vùng tim mạch. Đừng vì chủ quan mà không đi khám, bạn có thể hối hận về quyết định của mình. Ngáy: Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến. Vậy nhưng nếu tình trạng ngủ ngáy xảy ra thường xuyên thì có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tim. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân tim ngủ ngáy còn kèm tình trạng ngưng thở khi ngủ. Để ngăn ngừa bệnh tim, bạn nên rèn thói quen sinh hoạt lành mạnh. Dù bận rộn, bạn cần cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi. Thay vì thức khuya, bạn nên ngủ sớm và dậy sớm, giữ bình tĩnh, lạc quan trước những sự việc xảy ra. Những bài tập, vận động cũng mang lại hiệu quả ấn tượng trong việc tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đối với bệnh nhân suy tim, ngoài việc xây dựng các thói quen sinh hoạt tốt thì cũng nên chú ý hơn vào ban đêm. Nhiều bệnh nhân suy tim sẽ khó thở về đêm. Điều này bắt nguồn từ việc người bệnh nằm nghiêng, máu sẽ dồn vào phổi gây phù nề, xung huyết phổi. Mặt khác, dây thần kinh phế vị sẽ rơi vào trạng thái hưng phấn vào nửa đêm, dễ khiến bệnh nhân co thắt khí quản và khó thở. Mời độc giả xem thêm video: Bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm (Nguồn video: THĐT) Định Tâm (Theo SH) TƯ VẤN TIÊU DÙNG ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất * Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu Gửi bình luận × Close Thông tin thêm Họ tên Email