|
Một nghiên cứu đến từ đại học Princeton cho thấy, một số loài gặm nhấm đã nhiều lần tiếp xúc với virus Corona, tương tự SARS trong quá khứ và đã phát triển kháng thể ngăn ngừa dịch bệnh này. |
|
Cụ thể, phân tích các loài động vật có vú khác nhau, tập trung vào việc phân tích các thụ thể liên kết với virus SARS, các nhà nghiên cứu nhận thấy khả năng chuột hiện đại có thể là ổ lưu trữ virus corona. |
|
Nghiên cứu chỉ ra rằng chuột đã tiếp xúc với nhiều chủng virus có liên kết với các thụ thể ACE2 tiến hóa nhanh chóng. |
|
ACE2 là loại thụ thể giúp virus SARS sử dụng để xâm nhập vào tế bào vật chủ. Đặc biệt, điều này được chứng minh bởi sự đa dạng của các chuỗi axit amin mã hóa thụ thể. |
|
“Do đó, có khả năng một số loài gặm nhấm hiện đại cũng mang virus corona giống SARS mà không có triệu chứng, bao gồm cả những loại virus chưa được phát hiện”, Giáo sư Mona Singh cho biết. |
|
SARS-CoV-2, virus gây bệnh Covid-19, có nguồn gốc từ động vật. Nghiên cứu trước đây cho thấy dơi móng ngựa Trung Quốc là vật chủ chứa nhiều loại virus corona và chịu được những virus này mà không có triệu chứng. |
|
Việc nhận dạng các động vật khác có thể thích nghi để chung sống với virus corona có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận biết những ổ virus tiềm năng có thể lây lan mầm bệnh mới cho con người. |
|
Mới đây, một loại virus corona mới có khả năng bắt nguồn từ loài chó được phát hiện lây nhiễm sang người ở Malaysia và Haiti. |
|
Loại virus corona mới được nhiều nhà khoa học tin rằng đó có thể là một mầm bệnh mới lây lan sang người - một loại virus corona thứ tám. |
|
Virus corona mới có khả năng bắt nguồn từ loài chó, dường như gây bệnh viêm phổi ở trẻ em. |
|
Hồi tháng 5, các nhà khoa học tại Trường ĐH Duke (Mỹ) tuyên bố họ đã phát hiện một loại virus corona gần giống như virus Haiti trên trẻ em ở một bệnh viện Malaysia. |
|
Các nhà nghiên cứu tìm thấy virus trong đường hô hấp của 3% trong số 301 bệnh nhân được xét nghiệm vào hai năm 2017 và 2018. Trình tự gien của virus đến từ Malaysia này cho thấy nó có khả năng bắt nguồn từ loài chó, theo nhà virus học Anastasia Vlasova. |