Cặp sản phẩm Dạ dày Bitcoin - Dạ dày Vimphar có dấu hiệu quảng cáo vi phạm pháp luật?

Một cặp sản phẩm Dạ dày Bitcoin và Dạ dày VimPhar của Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam cùng được dàn dựng mô típ quảng cáo có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Kịch bản quảng cáo vi phạm?
Theo thông tin được công bố, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) Dạ dày Bitcoin (số đăng ký sản phẩm số 1339/2018/ĐKSP) và Dạ dày Vimphar (số đăng ký 11425/2019/ĐKSP) là 2 sản phẩm được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp cho Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam, địa chỉ tại Liền kề 4, 5, 6, Phố Xa La, Khu đô thị Xa La, Hà Đông, TP.Hà Nội. Cả 2 sản phẩm trên đều do Công ty Cổ phần Dược phẩm QD-Meliphar, địa chỉ tại thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội sản xuất.
Theo tìm hiểu, sản phẩm Dạ dày Bitcoin và Dạ dày Vimphar đang được quảng cáo với nhiều hình thức trên các chương trình truyền hình.
Cap san pham Da day Bitcoin - Da day Vimphar co dau hieu quang cao vi pham phap luat?
Một chương trình quảng cáo sản phẩm Dạ dày Vimphar có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 
Cụ thể, chỉ cần gõ từ khóa “Dạ dày Bitcoin” hoặc “Dạ dày Vimphar” trên công cụ tìm kiếm đã cho ra hàng loạt kết quả về hình ảnh, video, bài viết quảng cáo sản phẩm cùng chung rất nhiều kịch bản, hình ảnh, lời giới thiệu, chỉ khác nhau đó là Dạ dày Bitcoin hay Dạ dày Vimphar.
Rõ ràng nhất là đoạn quảng cáo lồng ghép chương trình thời sự của Đài truyền hình ANTV về công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, gắn với một người là Viện trưởng Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam để quảng cáo cho sản phẩm Dạ dày Bitcoin. Tương tự, sản phẩm Dạ dày VimPhar cũng được sản xuất quảng cáo như vậy.
Cặp "song sinh"… cùng quảng cáo vi phạm
Trong 1 chương trình của VTC đăng trên mạng xã hội, PGS. TS Nguyễn Duy Thuần là Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam còn khẳng định sản phẩm Dạ dày Bitcoin – Vimphar là bài thuốc chữa viêm loét, giảm đau, chống được trào ngược dạ dày. Trong khi đó, cả 2 sản phẩm nêu trên là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứ không phải thuốc, không có tác dụng chữa bệnh.
Đặc biệt, trên Web “Ladipage” của Công ty CP Công nghệ Ladipage Việt Nam vốn dựng rất nhiều website quảng cáo về TPBVSK, sản phẩm Dạ dày Vimphar có tác dụng điều trị bệnh dạ dày cấp, mãn tính. Quảng cáo công khai khẳng định “truyền hình đưa tin phương pháp điều trị dành cho bà con đang bị đau dạ dày” gắn với hình ảnh Viện trưởng Viện nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam - ông Đỗ Thế Lộc.
Cap san pham Da day Bitcoin - Da day Vimphar co dau hieu quang cao vi pham phap luat?-Hinh-2
Công khai chia sẻ khẳng định sản phẩm Dạ dày Bitcoin và Dạ dày Vimphar là thuốc?. 
Hơn nữa, hàng loạt nhân sự chủ chốt của viện này với những chức danh ở các cơ sở y dược từng công tác cũng được “phô diễn” nhằm tạo niềm tin cho khách hàng.
Ngoài ra, một loạt hình ảnh người bệnh đang điều trị, ốm yếu được bác sỹ thăm khám với lời nhắn nhủ: “Nếu bạn chủ quan và coi thường các triệu chứng đau dạ dày thì hãy xem video này…” được nêu ra nhằm khuyến khích khách hàng để lại số điện thoại, hoặc tìm mua sản phẩm Dạ dày Vimphar…
Cap san pham Da day Bitcoin - Da day Vimphar co dau hieu quang cao vi pham phap luat?-Hinh-3
Đưa hình ảnh bệnh nhân đang điều trị để "hù dọa" khách hàng?. 
Cùng 1 hình thức, nội dung quảng cáo nhưng cặp “song sinh” sản phẩm dạ dày của Viện nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam đang được sử dụng cùng một mô típ quảng cáo với nhiều nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Theo VietQ

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN