Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đào Hồng An Plus
Qua công tác hậu kiểm, Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong thời gian vừa qua trên các website:
1. https://www.facebook.com/DaoHongAnPlus2020/
2. https://phunuhiendai.vn/dao-hong-an-plus-co-thuc-su-tot-nhu-quang-cao-mua-san-pham-chinh-hang-o-dau-gia-bao-nhieu/
3. https://eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/vien-uong-dao-hong-an-plus-co-tac-dung-nhu-the-nao-den-vong-1-cua-chi-em-c296a444228.html
4. https://alobacsi.com/vong-1-san-chac-tre-dep-tu-nhien-cung-kacip-fatimah-co-trong-dao-hong-an-plus-n411897.html
5. https://suckhoeso.vn/dao-hong-an-plus-%E2%80%93-nguoi-ban-dong-hanh-cung-phu-nu-viet-trong-hanh-trinh-cai-thien-vong-1-1462.html
quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đào Hồng An Plus không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định quảng cáo.
Sản phẩm này do Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Medicom (Địa chỉ: Tầng 4 Toà nhà Vimeco Lô E9 đường Phạm Hùng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tengsu
Trên website https://suckhoevakhoahoc.tengsucenter.com thời gian gần đây, có nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tengsu gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, trái thuần phong mỹ tục, quảng cáo sử dụng hình ảnh bác sĩ, cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Sản phẩm này được công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trí Lực Việt Nam, có địa chỉ tại nhà 40 BT4, khu đô thị mới Cầu Bươu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Trước đó, trong 2 tuần đầu tháng 11 vừa rồi, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt 5 doanh nghiệp tại Hà Nội với số tiền phạt là 295.625.000 đồng. Các doanh nghiệp này có nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng vi phạm về sản xuất, quảng cáo, buôn bán. Lũy kế từ đầu năm 2020 đến nay, Cục An toàn thực phẩm xử phạt 45 cơ sở với tổng số tiền trên 2,9 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhấn mạnh, đa số quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua môi trường mạng hiện nay đều không đúng công dụng thật của sản phẩm. Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vốn là sản phẩm tốt với công dụng hỗ trợ người bệnh phục hồi trong quá trình điều trị bệnh, tăng sức đề kháng hoặc giảm bớt nguy cơ bệnh tật,…
Vì vậy, người tiêu dùng không nên tẩy chay thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng cũng không tin vào quảng cáo sai sự thật chữa được bệnh của nhóm sản phẩm này.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.